Tải tài liệu học tiếng Trung miễn phí
Tải tài liệu học tiếng Nhật miễn phíLớp học tiếng Nhật ở Hà Nội

Động từ ly hợp trong tiếng Trung là gì?

Cập nhật: 07/01/2019
Lượt xem: 4627

Động từ ly hợp trong tiếng Trung là gì?

Học tiếng Trung

Động từ ly hợp trong tiếng Trung là gì? Động từ ly hợp là một hiện tưỡng ngữ pháp vô cùng đặc biệt trong ngữ pháp tiếng Trung. Những động từ ly hợp này không nhiều nhưng lại cực kì thông dụng trong tiếng Trung. Vậy cách dùng của động từ ly hợp này thế nào? Có những lưu ý gì khi sử dụng động từ ly hợp trong tiếng Trung? Cùng KOKONO học tiếng Trung với những kiến thức về động từ ly hợp dưới đây nhé!

>>>> Tài liệu học tiếng Trung cực chất >>> Xem Ngay <<<

Động từ ly hợp là gì?


Khi học tiếng Trung các bạn có phát hiện ra rằng có 1 số động từ đặc biệt. Chúng là 2 từ đi đôi với nhau nhưng khi đặt vào trong câu chúng ta lại không đứng gần nhau mà phải tách ra. Hiện tượng đó và những từ 2 âm tiết bị tách ra đó được gọi là “động từ ly hợp”.

Động từ ly hợp trong tiếng Trung là những động từ có kết cấu vô cùng đặc biệt, bản thân động từ này bao gồm kết cấu động từ + tân ngữ, chính vì thế mà có cách sử dụng khác biệt hẳn so với những động từ thông thường khác. Động từ ly hợp được sử dụng để biểu đạt 1 khái niệm hoàn chỉnh cố định. Thường được dùng như 1 loại từ nhưng bản thân nó lại do 2 chữ cấu tạo thành (đây chính là yếu tố “hợp”) nhưng cũng có thể tách 2 chữ đó ra xuất hiện độc lập hoặc đảo vị trí 2 chữ đó (đây chính là yêu tố “ly”).

 
Động từ ly hợp trong tiếng Trung là gì
 
(động từ li hợp trong Tiếng Trung không có nhiều nên các bạn phải nhớ vì trong tiếng Trung đại bộ phận từ vựng không thể tách ra sử dụng được. Ví dụ:警告,抱歉,等等,…)

Ví dụ 吃饭 là động từ li hợp :

饭吃了吗? (Chīfàn: Fàn chīle ma?) – Bạn ăn cơm chưa?。
Cũng có thể dùng : 一天吃三顿饭 (Yītiān chī sān dùn fàn) – Một ngày ăn ba bữa cơm(lúc này giữa 吃và 饭 có chèn yếu tố khác là BA BỮA CƠM lượng từ thường cho vào giữa)
 

Cách dùng động từ ly hợp trong tiếng Trung (离合)

 
1.Động từ ly hợp không thể trực tiếp mang tân ngữ mà cần dùng một giới từ trước tân ngữ đó, và cụm giới tân đặt trước động từ li hợp
Đặc điểm lớn nhất của động từ ly hợp đó chính là không thể trực tiếp mang tân ngữ vì kết cấu của nó đã bao gồm tân ngữ.
 
+ Dùng giới từ đưa tân ngữ đứng trước động từ ly hợp.
Cấu trúc: “ Giới từ + đối tượng + động từ ly hợp”
 
VD: 道歉=> 向家长道歉 ( xin lỗi phụ huynh)
结婚=> 跟她结婚 ( kết hôn với cô ấy)
鼓掌=> 为他们鼓掌 ( vỗ tay cho bọn họ)
+ Có thể đưa tân ngữ ( chỉ đối tượng) đặt giữa động từ ly hợp
VD: - 请客=>请老乡的客
吃亏=>吃他的亏
 
+ Có loại động từ ly hợp có thể dùng cả hai cách trên
VD: 见面=>见了朋友一面/ 跟朋友见面
帮忙=>给他帮忙/ 帮他的忙

 
 Động từ ly hợp trong tiếng Trung là gì
 
2. Khi động từ ly hợp mang bổ ngữ kết quả: bổ ngữ kết quả đặt ở giữa động từ ly hợp ( sau động từ, trước tân ngữ)

VD: 理发=>理完发
上课=> 上完了课

3. Khi động từ ly hợp mang bổ ngữ trạng thái thường lặp lại động từ

VD: 唱歌=>唱歌唱得很好听
跑步=>跑步跑得很努力

4. Khi động từ ly hợp mang bổ ngữ động lượng: bổ ngữ động lượng thường đứng giữa động từ ly hợp.

VD: 结婚=>结过三次婚
打架=>打了两次架

5. Khi động từ ly hợp mang bổ ngữ thời lượng, có hai hình thức.

+ Động từ ly hợp có khả năng tiếp diễn: bổ ngữ thời lượng thường đặt giữa động từ ly hợp
 
VD: 生气=>生了半天气
吹牛=>吹了好长时间牛
+ Động từ ly hợp không có khả năng tiếp diễn: bổ ngữ thời lượng thường sau động từ ly hợp
VD: 出院=> 出院很长时间了
毕业=>毕业一年了

 
 Động từ ly hợp trong tiếng Trung là gì
 
6. Động từ ly hợp mang bổ ngữ xu hướng kép “起来” : tân ngữ đứng giữa bổ ngữ xu hướng起来
VD: 跳舞=>跳起舞来
谈话=> 谈起话来
下雨=>下起雨来
8. Thể lặp lại của động từ ly hợp là AAB chứ không phải ABAB như động từ thông thường
VD:帮帮忙,打打球,见见面,散散步
 
我常常聊聊天,上上网。
 
Wǒ chángcháng liáo liáotiān, shàng shàngwǎng.
 
Tôi thường xuyên nói chuyện phiếm, lên mạng.

Xem thêm các bài học tiếng Trung:

 >>>
Mẹo dùng trợ từ ngữ khí “ne” và “ba” trong tiếng Trung  

>>> Khái quát 11 từ loại cơ bản trong ngữ pháp tiếng Trung

>>>Tổng hợp cách đặt câu hỏi trong tiếng Trung

>>>CÁCH SỬ DỤNG TỐ TỪ 着 - Ngữ pháp tiếng Trung


 
Động từ ly hợp trong tiếng Trung là gì
  • Khách hàng 1
  • Công ty Honda
  • Khách hàng 12
  • Trường Waseda Keifuku
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 6