Tải tài liệu học tiếng Trung miễn phí
Tải tài liệu học tiếng Nhật miễn phíLớp học tiếng Nhật ở Hà Nội

Kính Ngữ trong tiếng Nhật (敬語)

Cập nhật: 17/09/2018
Lượt xem: 2752

Kính Ngữ trong tiếng Nhật (敬語)


Khóa học Tiếng Nhật cấp tốc ở Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Phòng.. Kính ngữ trong khi giao tiếp tiếng Nhật rất quan trọng, kính ngữ nhằm biểu thị thái độ tôn trọng, lịch sự đối với người đối diện. Để có thể tạo được cái nhìn ấn tượng, gây thiện cảm với người mới gặp lần đầu, họ thường sử dụng kính ngữ trong giao tiếp. Kính ngữ (敬語(けいご)) được chia làm 3 loại chính: 尊敬語(そんけいご: tôn kính ngữ), 謙譲語(けんじょうご: khiêm nhường ngữ) và 丁寧語(ていねいご: lịch sự ngữ)). Cùng KOKONO học cách dùng các loại kính ngữ này nhé!

Uu dai khoa hoc tieng Nhat - Tieng Trung - Tieng Han - KOKONO

Tôn kính ngữ: 尊敬語(そんけいご) 


Tôn kính ngữ được dùng khi nói về hành động hay trạng thái của người trên mình. Chẳng hạn, khi nói về hành động hay trạng thái của thầy cô giáo, thì phải dùng tôn kính ngữ. Tôn kính ngữ (尊敬語) gồm ba dạng:

1. Dạng bị động của động từ biến đổi theo quy tắc nhất định (規則的に変化する動詞)

Cách chia động từ theo dạng bị động
Nhóm 1 : Động từ có đuôi いますchuyển qua thành đuôi あれます

Nhóm 2 : Động từ ますthêm られます

Nhóm 3 : します  ð されます  |  来ます ð  こられます

Ví dụ:
A: 社長は 帰られましたか。
( Giám đốc đã trở về chưa )
B: ええ、もう 帰りました。
( Vâng, giám đốc đã về rồi )

1.2 Gắn / + động từ bỏ ます + になるcủa động từ biến đổi theo qui tắc nhất định (規則的に変化する動詞)
 
Chú ý : Cách chia này không dùng cho:

 – Động từ đặc biệt: là các động có trong Bảng chia cố định.

– Các động từ 1 âm tiết như 見る、寝る…

 – Trong một số trường hợp đặc biệt ta dùng “お” + Danh động từ thay vì “ご”
Ví dụ
先生は何時ごろお戻りになりますか
(Thầy giáo thì khoảng mấy giờ sẽ quay lại vậy ?)
社長はぜんぜんお酒をお飲みになりません。
(Giám đốc thì hoàn toàn không uống được rượu)
どうぞあちらのいすにおかけになってください。
(Xin mời anh ( chị ) ngồi vào ghế ở đằng kia)

1.3 Động từ biến đổi không theo quy tắc nhất định
 

Dạng thường Tôn kính ngữ    Ý nghĩa
見る ご覧になる Nhìn, xem
会う お会いになる Gặp
いる、行く、来る いらっしゃる Ở, đi, đến
知る ご存じ Biết
食べる、飲む 召し上がる Ăn, uống
くれる くださる  Gửi, biếu
する なさる
 
 
Làm
言う おっしゃる Nói
着る おめしになる Mặc
寝る お休みになる Ngủ
死ぬ お亡くなりになる Chết


>>>Các thì, thời trong tiếng Nhật<<<

Khiêm nhường ngữ: 謙譲語

Khiêm nhường ngữ dùng để nói về hành động của bản thân mình, có ý nghĩa tự giảm nhẹ cái tôi, những hành động mà bản thân mình làm. Nhằm giữ ý, tôn trọng khi nói với người khác, với người có địa vị trên mình, với người mới quen, hoặc khi nói chuyện qua điện thoại. Cách dùng khiêm nhường ngữ:
 
1. Những động từ có dạng khiêm nhường ngữ có quy tắc:

Ta gắn お/ご + động từ, bỏ ます + する của động từ biến đổi theo quy tắc nhất định (規則的に変化する動詞).

Chú ý: Tiền tố お sẽ hay dùng với các động từ thuộc nhóm 1 và nhóm  2.
 
Tiền tố ご sẽ hay dùng với các động từ thuộc nhóm 3 , có dạng là danh động từ + します.
 
Ngoài ra thì có 1 số động từ nhóm 3 lại sử dụng tiền tố お phía trước như : お電話、お食事…
 
Ví dụ:
 
お客様に品物をおわたししました
 
(Tôi đã đưa hàng hóa cho khách hàng rồi)
 
A[その荷物、お持ちしましょうか」
 
(Hành lí đó, để tôi mang hộ cho nhé )
 
「 ありがとうございます。お願いいたします」
 
(Cảm ơn bạn . Làm phiền bạn quá)
 
会議の時間が決まったら、ご連絡します。
 
(Sau khi quyết định thời gian của buổi họp, tôi sẽ liên lạc )

2. Động từ biến đổi bất quy tắc

Một số động từ bất quy tắc sẽ được chia theo bảng dưới đây.
 

Dạng thường Tôn kính ngữ Khiêm nhường ngữ
行く(いく) いらっしゃる
おいでになる
おこしになる
参る(まいる)
あがる
うかがう
来る(くる) いらっしゃる
おいでになる
おこしになる
見える(お見えになる)
参る(まいる)
居る(いる) いらっしゃる
おいでになる
おる
聞く(きく) お聞きになる
お尋(たず)ねになる
伺う(うかがう)
訪ねる(たずねる) お訪ねになる 伺う(うかがう)
言う(いう) おっしゃる 申す(もうす)・申し上げる
 
 
知る・知っている ごぞんじだ
ごぞんじでいらっしゃる
ぞんじる・ぞんずる
ぞんじている・ぞんじあげる
食べる(たべる) めしあがる(召し上がる) いただく(頂く)
着る(きる) おめしになる ーーー
する なさる(なさいます) いたす(いたします)
死ぬ(しぬ) お亡くなりになる(おなくなりになる) 亡くなる(なくなる)
見せる お見せになる お目にかける
ごらんに入れる
見る ごらんになる
ごらんくださる
拝見する(はいけんする)
受ける(うける) お受けになる 承る(うけたまわる)
会う(あう) お会いになる お目にかかる
寝る(ねる) お休みになる ーー
思う(おもう) お思いになる ぞんじる
~ている ~ていらっしゃる
~ておいでになる
~ております
~てくる ーーー ~てまいる
 

>>>Kinh nghiệm học tiếng Nhật: BẢNG CHỮ CÁI<<<

 Lịch sự ngữ: 丁寧形

 
Kính ngữ thể lịch sự  là nói đến những từ, cụm từ thay thế cho các từ sử dụng hàng ngày để làm cho sắc thái ý nghĩa trở nên trang trọng hơn. Thể này được dùng trong các trường hợp:
  • Mới quen, hoặc đã quen rồi nhưng không thân thiết (ít khi nói chuyện cùng), địa vị thường là ngang nhau. Ví dụ như khi hỏi đường, trong các quán ăn, cửa hàng, siêu thị…
  • Người dưới nói với người trên trong trường hợp khá thân thiết: ví dụ như tiền bối - hậu bối, học sinh – giáo viên chủ nhiệm hoặc bộ môn…

Một số từ thuộc lịch sự ngữ  thường được sử dụng:

① です → でございます

② ではありません → でございません

③ あります → ございます

④ ありません → ございません

⑤ ここ、そこ、あそこ → こちら、そちら、あちら

⑥ 私(わたし)→ 私(わたくし)

⑦ ごめんなさい → 申(もう)し訳(わけ)ありません/申し訳ございません

⑧ 〜さん → ~様(さま)

⑨ Thêm 「お」hoặc「ご」trước danh từ:

「お」thường thêm trước danh từ là chữ Nhật, còn 「ご」thường thêm trước danh từ là chữ
Hán.
Ví dụ:

  • お茶(おちゃ)、お手洗い(おてあらい)、お米(おこめ)、お酒(おさけ)、お肉(おにく)
  • ご紹介(ごしょうかい)、ご説明(ごせつめい)、ご意見(ごいけん)
* Ngoại lệ:

お電話(おでんわ)、お食事(おしょくじ)、お化粧(おけしょう)、お勉強(おべんきょう)、お仕事(おしごと)、お部屋(おへや)、お時(おじかん)、ご飯(ごはん)

⑩ Thêm「お」hoặc「ご」trước tính từ:

Tương tự như danh từ, 「お」thường thêm trước tính từ là chữ Nhật, còn 「ご」thườngthêm trước tính từ là chữ Hán, nên 「ご」không đứng trước tính từ -i.

Ví dụ:

  • お忙しい(おいそがしい)、お恥ずかしい(おはずかしい)、おひま、お早い(おはやい)
  • ご多忙(ごたぼう)、ご心配(ごしんぱい)、ご不満(ごふまん)、ご満足(ごまんぞく)
* Ngoại lệ: お元気(おげんき)、お粗末(おそまつ)

* Lưu ý khi sử dụng kính ngữ:

Trong tiếng Nhật có sự phân biệt giữa khái niệm “người nhà” (うち) và “người ngoài” (そ と). Người Nhật có xu hướng sử dụng kính ngữ đối với người được coi là “người ngoài” (luôn hạ mình, khiêm nhường khi nói về mình, về “người nhà”). Ngoài các thành viên trong gia đình được coi là “người nhà”, thì đồng nghiệp, những người làm cùng công ty, hay tổ chức mà mình thuộc về cũng được coi là “người nhà”. Ví dụ, khi nói chuyện với người ngoài công ty về giám đốc của mình (社長:しゃちょう), tuy là giám đốc, là cấp trên nhưng vì nói với người ngoài công ty nên vẫn sử dụng khiêm nhường ngữ (謙譲語).


kính ngữ trong tiếng Nhật
 
Ví dụ: Anh A là người ngoài công ty, nói chuyện với anh B là cấp dưới của 渡辺社長 (わたな べしゃちょう)
A: 渡辺社長はいらっしゃいますか。(Giám đốc Watanabe có ở đó không ạ?)
B: 渡辺はただいま外出(がいしゅつ)しております。(Hiện giờ anh Watanabe đang ra ngoài ạ)
(Trong công ty Nhật, người ta thường không dùng 「〜さん」mà chỉ gọi mỗi tên khi nhắc đến đồng nghiệp với người ngoài công ty )

KOKONO vừa chi sẻ với các bạn 3 loại kính ngữ trong tiếng Nhật, nắm vững các cấu trúc này đồng thời vận dụng tốt sẽ giúp các bạn có được khả năng giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau. Quan trọng hơn đối với các bạn đang luyện thi JLPT thì nhớ học kỹ phần này nhé vì trong đề thi sẽ thường xuất các mẫu câu sử dụng ngữ pháp kính ngữ này. Chúc các bạn học tiếng Nhật thật tốt!



 
 
Cùng Download tài liệu học Tiếng Nhật miễn phí tại Kokono!
  • Khách hàng 1
  • Công ty Honda
  • Khách hàng 12
  • Trường Waseda Keifuku
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 6