Tải tài liệu học tiếng Trung miễn phí
Tải tài liệu học tiếng Nhật miễn phíLớp học tiếng Nhật ở Hà Nội

NHỮNG QUY TẮC KHI DÙNG BỮA VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN

Cập nhật: 13/02/2019
Lượt xem: 2886

NHỮNG QUY TẮC KHI DÙNG BỮA VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN

 
 Người Nhật Bản có những quy tắc khi dùng bữa rất tỉ mỉ và có rất nhiều điều thú vị. Dù bạn đến với đất nước Nhật Bản xinh đẹp với tư cách là khách du lịch, du học sinh hay tu nghiệp sinh bạn cũng nên tìm hiểu kỹ lưỡng về văn hóa ẩm thực cũng như những quy tắc khi dùng bữa của người dân bản xứ. Sự lịch thiệp và am hiểu của bạn khi làm khách trong những bữa tiệc công sở hoặc bữa cơm gia đình sẽ để lại thiện cảm đối với người Nhật. Kokono xin chia sẻ một số những quy tắc khi dùng bữa với người Nhật bạn cần biết.

>> Thông tin Tuyển sinh Du Học Nhật Bản

Tham khảo:

>>>  HỌC CÁCH CÚI CHÀO CĂN BẢN CỦA NGƯỜI NHẬT


 
 

A. Quy tắc trước khi dùng bữa với người Nhật

  • Tôn trọng chủ nhà hoặc người lãnh đạo khi dùng bữa với người Nhật
Khi dùng bữa với người Nhật Bản, bạn hãy ngồi theo sự hướng dẫn của người chủ bữa tiệc, bạn nên ngồi vào vị trí được chỉ định  khi chủ nhà hoặc vợ chủ nhà nói “Hãy ngồi vào chỗ này”.  Khi được ngồi vào vị trí nào đó, bạn hãy nói “しつれします" (shitsureshimas) - nghĩa là “tôi xin phép” và ngồi vào vị trí như đã được mời, không nên từ chối. Hãy đợi và ngồi vào vị trí cuối cùng nếu bạn không được hướng dẫn cụ thể.
Trước bữa ăn, bạn lưu ý là không được uống một mình. Sau khi người phụ trách nói tất cả mọi người "cạn chén" hoặc "xin cảm ơn tất cả mọi người" thì bạn hãy cùng mọi người cạn chén. 
  • Nghi thức nói cảm ơn trước khi dùng bữa của người Nhật Bản
Trước mỗi bữa cơm, người Nhật thường hành lễ đan hai bàn tay vào nhau, gật đầu thật nhẹ  và nói một câu: "Itadakimasu" (いただきます) Đây là một nghi thức lâu đời của xứ phù tang, nó mang nhiều dụng ý hơn là là một lời mời ăn cơm hay chúc ăn ngon miệng.
 Đầu tiên, đó là lời biết ơn đối với những người đã bỏ công sức tạo ra mâm cơm (bao gồm người nuôi trồng cho tới người nấu nướng). Đồng thời, câu nói này cũng là lời cảm ơn mọi người đã tề tựu đông đủ trong bữa ăn.

 
Ngoài ra, Itadakimasu còn có ý nghĩa là cảm ơn những thực vật và động vật đã đánh đổi mạng sống của mình đem đến một bữa ăn ngon. Người Nhật cho rằng, vạn vật trên đời đều có sinh mạng, từ động vật gà, cá, lợn, bò cho tới các nguyên liệu: hành, tỏi, tiêu... Do đó, việc chúng hy sinh thân mình để duy trì cuộc sống của con người rất đáng trân trọng và thiêng liêng. Nếu bạn hiểu ý nghĩa của câu  “itadakimasu” mà bạn vừa nói, bạn phải ăn hết số thức ăn trên đĩa của mình. Bởi có những thứ đã phải từ bỏ sự sống của mình vì bữa ăn của bạn, nếu bạn bỏ phí tức là bạn không tôn trọng  điều đó. Vì vậy bạn nên lấy đủ số thức ăn mà mình có thể ăn, không nên bỏ thừa.
 

B. Quy tắc trong khi dùng bữa với người Nhật

 
Ngồi bàn ăn bạn phải ngồi thẳng lưng với tư thế nghiêm túc chú ý tránh ngồi giẫm lên nệm của người khác. Không nói chuyện khi đang nhai thức ăn hoặc đưa thức ăn lên miệng, không tạo tiếng động lớn khi nhai thức ăn.
Khi dùng súp hoặc các món canh hầm thì có thể không cần dùng thìa mà húp trực tiếp tạo ra âm thanh càng tốt vì nó giúp bạn kích thích vị giác và làm người nấu cảm thấy rất vui vì họ tin rằng bạn đang ăn rất ngon miệng.

 
  • Một số quy tắc đặc biệt về đôi đũa khi người Nhật dùng bữa
Khi dùng bữa với người Nhật Bản, tuyệt đối không nên nối đũa, bởi theo truyền thống người Nhật, đũa dùng để chuyền xương cho người chết, hành động chuyền thức ăn bằng đũa  là một điều cấm kỵ tại Nhật.
 
Không cầm đũa trước khi nhấc bát lên. Bạn hãy nhấc bát trước khi cầm đũa, đó là phép lịch sự của người Nhật. Nếu muốn chuyển sang bát khác thì hãy đặt đũa xuống, sau đó mới đổi bát. Chỉ sau khi nhấc bát, bạn mới được phép cầm lại đũa.

 


 
Tránh dùng đầu còn lại của đũa để gắp thức ăn. Theo người Nhật, phần đầu còn lại của đôi đũa là phần tiếp xúc với tay nên thiếu sạch sẽ. Chủ nhà sẽ không thấy phiền nếu bạn xin 1 đôi đũa mới khi cần.

Tránh gác đũa ngang miệng bát. Trong bữa ăn, nếu bạn muốn đặt đũa xuống để uống gì đó, hãy để đầu đũa lên gác đũa (hashioki). Nếu không có vật dụng đế gác đũa, bạn nên cho đũa vào trong túi đựng đũa.

Tránh dùng đũa cắm xuyên qua miếng thức ăn, chọc đũa vào thức ăn để ăn, xé thức ăn hay lấy thức ăn vào chén mình cũng giống như thử xem món ăn đã nấu chín chưa, hành động này có ý xúc phạm đến người đã nấu món ăn.

 
  • Không dùng tay đỡ đồ ăn rơi
Hầu hết mọi người đều có thói quen dùng tay đỡ đồ ăn rơi để tránh làm bẩn ra quần áo hay bàn ăn. Tuy nhiên, đây là một hành động được coi là không đẹp mắt và nên tránh ở Nhật Bản.

 

C. Quy tắc sau khi dùng bữa với người Nhật - Hãy nói cảm ơn

  • Hãy ngồi đến cuối bữa ăn
Đối với người Nhật, việc đứng lên đi vệ sinh hay bỏ đi đâu đó là hành động bất lịch sự. Bạn chỉ nên đi trong trường hợp bữa tiệc kéo dài quá lâu hoặc thực sự có việc cần thiết mà thôi. Khi ăn, bạn không nên im lặng ăn một mình. Hãy vừa nói chuyện vui vẻ, vừa dùng bữa để tăng thêm bầu không khí vui vẻ và thân thiện cho mọi người. Bạn nên ngồi tại chỗ từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc bữa ăn, không nên tự mình ăn hết rồi nhanh chóng đứng dậy. Mặc dù việc ăn xong trước và ngồi chờ không phải là điều dễ dàng nhưng bạn hãy chú ý điều chỉnh tốc độ ăn của mình cho phù hợp với tốc độ ăn uống của những người xung quanh bạn nhé.
 


 
Sau khi ăn xong, bạn cần xếp bát đũa lại theo trật tự ban đầu như lúc đồ ăn được dọn ra, úp lại nắp các bát, đặt đũa lên thanh gác đũa hoặc giấy bao. Người Nhật kết thúc bữa ăn với câu "gochisōsama deshita" nghĩa là “cảm ơn vì bữa ăn”, thể hiện sự trân trọng không chỉ với người làm ra bữa ăn mà còn với các nguyên liệu chế biến ra món ăn.
  
 
Một số người mới nghe qua những quy tắc khi dùng bữa của người Nhật sẽ cảm thấy rườm rà và có phần cản trở việc thưởng thức món ăn một cách tự nhiên nhưng khi đến Nhật Bản thì phải lưu tâm tất tần tật những điều trên các bạn nhé. Đặc biệt là các bạn thực tập sinh và du học sinh của Kokono, hãy bỏ túi ngay các nguyên tắc này để không gây bất cứ lỗi lầm nào khi ăn cơm với người Nhật, hãy thể hiện bản thân là người tôn trọng nét văn hóa đẹp trong ẩm thực xứ sở hoa anh đào.
 

HỆ THỐNG 48 CHI NHÁNH KOKONO TRÊN TOÀN QUỐC

Cong ty Co phan Tu van Du hoc Kokono TẠI HÀ NỘI
  • TRỤ SỞ CHÍNH: Số 04 - Ngõ 322 Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội
  • Cơ sở 2: Đường Liên Cơ (đầu đường Nguyễn Cơ Thạch rẽ phải) - Cầu Giấy Hà Nội
  • Cơ sở 3: Đường Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
  • Cơ sở 4: Đường Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
  • Cơ sở 5: Đường Huỳnh Văn Nghệ -KĐT Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
  • Cơ sở 6: Đường Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội
  • Cơ sở 7: Đường Thanh Liệt (Gần UBND xã Thanh Liệt, gần Chùa Bằng) -  Thanh Trì - Hà Nội
  • Cơ sở 8: Chợ Tó - Uy Nỗ - Thị Trấn Đông Anh - Hà Nội
  • Cơ sở 9: Đường Đinh Tiên Hoàng – Thị xã  Sơn Tây Hà Nội
Cong ty Co phan Tu van Du hoc Kokono MIỀN BẮC
  • Trụ sở chính Miền Bắc: Số 31 Lê Văn Thịnh - P. Suối Hoa - TP. Bắc Ninh
  • Cơ sở 2: Đường Lạch Tray, P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền - TP. Hải Phòng
  • Cơ sở 3: Đoàn Nhữ Hài, P. Quang Trung - TP. Hải Dương (Đầu đường Thanh Niên rẽ vào)
  • Cơ sở 4: Phố Kim Đồng, P. Trần Hưng Đạo, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình
  • Cơ sở 5: Đường Trần Nguyên Hán - P.Thọ Xương - TP. Bắc Giang
  • Cơ sở 6: Đường Chu Văn An - Hoàng Văn Thụ - TP. Thái Nguyên
  • Cơ sở 7: Đường Lê Phụng Hiểu - P. Đông Ngàn - Thị xã Từ Sơn Bắc Ninh
  • Cơ sở 8: Đường Chu Văn An - TP. Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
  • Cơ sở 9: Đường Ngô Gia Tự - P. Hùng Vương - Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc
  • Cơ sở 10: Đường Nguyễn Văn Cừ - TP. Hạ Long - Quảng Ninh
  • Cơ sở 11: Khu 10 - P. Nông Trang - TP. Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
  • Cơ sở 12: Đường Nguyễn Văn Linh - TP. Hưng Yên - Hưng Yên
  • Cơ sở 13: Đường Quy Lưu,  P. Minh Khai - TP. Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam
  • Cơ sở 14: Đường Tràng An - P. Tân Thành  - TP. Ninh Bình - Tỉnh Ninh Bình
  • Cơ sở 15: Thị trấn Bần - Yên Nhân - Mỹ Hào - Hưng Yên
Cong ty Co phan Tu van Du hoc Kokono MIỀN TRUNG
  • Trụ sở chính Miền Trung: Số 14 Nguyễn Trung Ngạn, Phường Trường Thi, TP. Vinh - Nghệ An
  • Cơ sở 2: Đường Đình Hương - P. Đồng Cương - TP. Thanh Hoá
  • Cơ sở 3: Đường Hà Huy Tập – TP. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh
  • Cơ sở 4: Đường Ngô Quyền  P. Vĩnh Ninh - TP. Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Cơ sở 5: Đường Lê Sát - P. Hoà Cường Nam - Q. Hải Châu - Tp Đà Nẵng
Cong ty Co phan Tu van Du hoc Kokono  MIỀN NAM
  • Trụ sở chính Miền Nam: Số 41 Vân Côi, phường 7, Quận Tân Bình, TP. HCM
  • Cơ sở 2: Lầu 6 - Phòng A16 - T6 - Chung cư Phúc Lộc Thọ - Số 35 Đường Lê Văn Chí - P. Linh Trung Quận Thủ Đức TP. HCM
  • Cơ sở 3: Đường Hoàng Hoa Thám - P. Hiệp Thành - TP. Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương
  • Cơ sở 4: Đường Bà Sa - Khu phố Bình Minh 2 - Thị xã Dĩ An Bình Dương
  • Cơ sở 5: Đường Hà Huy Giáp - P. Quyết Thắng - TP.  Biên Hoà - Tỉnh Đồng Nai
  • Cơ sở 6: Đường Phan Chu Trinh - TP. Vũng Tàu - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Cong ty Co phan Tu van Du hoc Kokono MIỀN TÂY
  • Trụ sở chính Miền Tây: Số 390S/9, KV3 (Đường Nguyễn Văn Cừ kéo dài), P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
  • CS 2: Đường Trần Phú, Phường 4, TP. Vĩnh LongTỉnh Vĩnh Long
  • CS 3: Đường Phạm Ngũ Lão, Phường 1, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh
  • CS 4: Đường Hai Bà Trưng, Phường 1, TP. Bến TreTỉnh Bến Tre
  • CS 5: Đường Hùng Vương, TP. Mỹ ThoTỉnh Tiền Giang
  • CS 6: Đường Trần Hưng Đạo - TP. Long Xuyên - Tỉnh An Giang
  • CS 7: Phường 6, TP. Tân An, tỉnh Long An
  • CS 8: Đường Võ Trường Toản, Phường 1, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
  • CS 9: Đường Nguyễn Hùng Sơn, Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
  • CS 10: Đường Lê Thị Riêng, Phường 5, TP. Cà Mau (Khu Đô Thị Đông Bắc)
  • CS 11: Đường Tôn Đức Thắng, Khóm 7, Phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

  • Khách hàng 1
  • Công ty Honda
  • Khách hàng 12
  • Trường Waseda Keifuku
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 6