Tải tài liệu học tiếng Trung miễn phí
Tải tài liệu học tiếng Nhật miễn phíLớp học tiếng Nhật ở Hà Nội

Sốc văn hóa khi Du học Nhật Bản: Những điều khác thường và khác biệt

Cập nhật: 26/07/2018
Lượt xem: 3662

Sốc văn hóa khi Du học Nhật Bản:
 

Những điều khác thường và khác biệt


Khóa học Tiếng Nhật cấp tốc ở Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Phòng..  Trong những câu chuyện về Du học Nhật Bản thì điều khiến các bạn du học sinh lo lắng nhất đó là chuyện “sốc văn hóa".  Đặt chân đến một đất nước với văn hóa hoàn toàn khác biệt, những thói quen lạ thường, các du học sinh phải giải bài toán làm thế nào để “sống sót”. Ngoài những lỗi cư xử khiến các bạn trẻ dở khóc dở cười thì có những bạn đã rơi vào tình trạng học hành sa sút, thậm chí trầm cảm vì không thể thích nghi. Vậy Nhật Bản có gì cho chúng ta "sốc"? Chúng ta sẽ nói về “sốc văn hóa” khi Du học Nhật Bản, về những điều khác thường và khác biệt ở  để có thể chuẩn bị tinh thần một cách tốt nhất nhé.

Sốc văn hóa khi đi Du Học Nhật Bản

Sốc văn hóa Nhật Bản là tình trạng thường gặp đối với tất cả du học sinh. Khi mà bạn lớn lên trong môi trường  quen tụ tập, ồn ào, đôi khi có phần xuề xòa của người Việt thì người Nhật có phong cách sống khép kín, trọng lễ nghĩa, tỉ mẩn, khuôn mẫu, kỷ luật cao, đôi khi đến mức khắc nghiệt.  Cảm giác phấn khởi, hào hứng về những điều mới mẻ, lạ lẫm xung quanh sẽ không tồn tại được lâu khi mà những điều này gây khó khăn cho thói quen sinh hoạt của bạn.


Những khó khăn đầu tiên trong cuộc sống thường ngày sẽ xuất hiện,ví dụ như lần đầu chen chân đến nghẹt thở trên chuyến tàu điện ngầm, hết hồn hết vía khi cảnh sát Nhật yêu cầu kiểm tra giấy tờ khi nghi ngờ bạn có điều bất thường chỉ vì bạn đeo khẩu trang lạ, người Nhật không gần gũi, hiếu khách như bạn tưởng,… Những cú sốc văn hóa Nhật Bản sẽ khiến bạn cảm thấy nhớ gia đình, người thân và bạn bè, bắt đầu nảy sinh ý định quay về.  Đừng quá lo lắng, người Việt ta vẫn có câu “trước lạ sau quen mà”!

Văn Hóa Nước Nhật làm bạn sốc ra sao?

Sốc trước văn hóa “lặng yên” của người Nhật

Nếu như ở Việt Nam bạn đã quen với việc ăn to nói lớn, thích tụ tập ồn ào vui vẻ thì đây lại là một điều khiến bạn gặp không ít bất tiện khi bạn sang Du học Nhật Bản. Ở môi trường mà tiếng ồn được hạn chế tới mức tiếng chuông điện thoại trở thành chế độ thừa. Trong văn phòng, lớp học, thậm chí họp mặt ở Nhật luôn có yêu cầu tắt chuông điện thoại, không nói chuyện riêng hay làm ồn để thể hiện sự tôn trọng người khác.
Trên các phương tiện công cộng như tàu điện hay xe bus cũng có biển cảnh báo tắt chuông điện thoại vì có thể làm phiền, thậm chí gây ảnh hưởng sức khỏe người già, người bệnh tim nếu làm họ giật mình. Một học sinh có thể bị đuổi xuống hàng ghế cuối và tài xế nhắc nhở khi vô ý nói cười lớn trên xe bus.

Sốc văn hóa Senpai-Kouhai

Nếu không hiểu rõ bạn sẽ rất dễ dàng bị sốc văn hóa Nhật Bản  bởi các mối quan hệ giữa các cá nhân và tôn ti trật tự trong xã hội đã có gốc rễ sâu ở Nhật.  Có thể nói rằng mối quan hệ giữa senpai (先輩) và kohai (後輩) là một trong những tiêu biểu về phân bậc xã hội Nhật Bản. Nếu bạn đi làm thêm, người vào trước có quyền sai bảo bạn. Mối quan hệ này không cởi mở và bình đẳng như các nước khác, nên các bạn hoặc phải rắn mặt (dằn mặt kẻ nào định chơi bạn) hoặc phải né những kẻ khắc nghiệt ra. Nhiều người chịu không nổi mà phải nghỉ việc là vì thế. Tuy nhiên đây cũng là một điều tốt để rèn luyện thái độ của một người, hãy học cách tôn trọng tất cả mọi người đặc biệt là những tiền bối đi trước.


 

Sốc văn hóa làm việc cật lực của người Nhật

Hết lòng với công việc chính là điểm đặc trưng dễ thấy trong phong cách làm việc của người Nhật. Người Nhật rất yêu công việc, họ coi công việc như cuộc sống của mình, và họ quan niệm rằng “sống để làm việc chứ không phải làm việc để sống”.  Khi đi làm thêm tại Nhật bạn sẽ thấy sốc trước văn hóa làm việc bất kể ngày đêm làm việc của họ, và sẽ hơi khó khăn khi phải chạy theo để bắt kịp với cường độ làm việc. Tình yêu công việc của người Nhật thực sự khác hẳn với người Việt Nam, trong khi người Việt
Nam mắc “hội chứng chán nản ngày thứ hai” thì người Nhật lại thấy hạnh phúc khi được bận rộn.


Người Nhật lạnh lùng, khó gần

Kì thực người Nhật Bản trong một xã hội công nghiệp vô cùng bận rộn và họ là những cá nhân độc lập. Họ có thói quen tôn trọng không gian riêng tư của người khác và được dạy không bày tỏ quá nhiều về bản thân, chỉ nói khi được hỏi. Hiểu được điều này bạn sẽ không cảm thấy sốc văn hóa Nhật Bản khi giao tiếp với một người Nhật khó gần nữa. Hãy tỏ ra thân thiện và tôn trọng họ, bạn sẽ nhận lại điều y hệt.

Thói quen tỷ mỉ và cẩn thận của người Nhật

Lối sống và làm việc của người Nhật có phần nào đó khắt khe, khuôn mẫu, đặc biệt luôn đặt công việc lên hàng đầu, trái với người Việt đặt gia đình, những gì thiết thân lên làm trọng. Điều này khiến nhiều người phải sốc trước thói quen văn hóa này của Nhật Bản và đặt câu hỏi tại sao họ phải khổ như vậy. Nhưng những đức tính đó lại là bí quyết để Nhật Bản kiên cường vực dậy sau những thảm họa khủng khiếp rồi đứng vững, phát triển, khiến thế giới ngả mũ khâm phục như ngày nay.

 Từng câu, từng chữ đều được yêu cầu chuẩn format, các lỗi nhỏ nhất cũng phải sửa lại đến khi thật ưng, hoặc hoàn hảo nhất cho đến hết thời hạn, không còn có thể sửa thêm được nữa. Các giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng… ở Nhật cũng yêu cầu kê khai chi tiết. Một số loại còn yêu cầu tuyệt đối không dùng bảng chữ cái tiếng Anh (a,b,c…) mà phải được khổ chủ tự điền bằng chữ viết tay tiếng Nhật (hiragana, katakana, kanji), người làm giấy tờ phải có con dấu kiểu Nhật, không dùng chữ ký tay thông thường. Với người mới học tiếng Nhật, việc hoàn thành các thủ tục này rất gian nan.

Thói quen phân loại rác, xếp hàng, tính tự giác, độc lập, gọn gàng ở nơi công cộng, người Nhật Bản được rèn từ bé.


Những cú sốc văn hóa thú vị 

Việc sử dụng các loại máy móc tự động cũng gây không ít cú sốc văn hóa Nhật Bản cho người mới đến. Nhà vệ sinh có cả tá nút bấm: xả, các chế độ phun rửa, tăng giảm nhiệt độ thành bồn, nhiệt độ nước, gọi hỗ trợ khẩn cấp, thậm chí cả thổi gió sấy khô… Du học sinh phải sửa từ những việc nhỏ nhặt nhất cho phù hợp với môi trường sống và học tập đặc biệt ở đây. Xung quanh mình, mọi người đều tự giác, mọi thứ đều tự động ở mức tối đa.

Xe điện, tàu điện luôn luôn đúng giờ khiến thói quen cao su giờ của các du học sinh mới sang không còn tồn tại được nữa.

Một điều nữa đó là không bao giờ dùng chữ “Kawaisou!” trong giao tiếp (đáng thương) vì người Nhật rất tự trọng, ghét nhất bị người khác thương hại.

Khi bạn tới Nhật nếu bạn không sử dụng khẩu trang ngoài đường, người Nhật sẽ cau mày và nghĩ bạn là một người không lịch sự và cảm thấy khó chịu và không muốn tiếp xúc gần bạn, vì vậy việc sử dụng khẩu trang là khá quan trọng tại Nhật. 


Bạn có bao giờ nghĩ mình sẽ bị “sốc văn hóa ngược” không?

Sau những trải nghiệm như gió cuốn của một năm du học – liên tục gặp người mới, có những trải nghiệm mới và trở nên độc lập hơn – quay về nhà có thể giống như một sự hụt hẫng. Nếu bạn đã hòa nhập vào nền văn hóa mới, quen với nếp sống hiện đại khi đi Du học Nhật Bản, bạn sẽ nhanh chóng thích nghi được với lối sống khác. Trong khi đó, mọi người ở nhà cũng thay đổi. Nó giống như thức dậy sau một giấc mơ lạ mà mọi thứ gần như giống với những gì tôi còn nhớ nhưng một vài chi tiết lại không đúng. Có những tình bạn đã phai nhạt trong khi những cái khác lại khắng khít hơn. Trên tất cả, tôi cảm thấy như thể mình cũng thay đổi luôn.Đây chính là "Sốc văn hóa ngược".


Mọi cú sốc văn hóa đều cần có thời gian để thích ứng, cuộc sống du học không phải chỉ toàn màu hồng, sẽ có lúc bạn thấy chán nản và lạc lõng. Điều bạn cần làm là suy nghĩ tích cực và cố gắng thích nghi.  Để tránh các cú sốc, chúng ta sẽ phải hiểu chân thực về thế giới. Sẽ có ngày bạn coi Nhật Bản như ngôi nhà thứ hai của mình, bạn sẽ gặt hái được nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm thú vị.

HỆ THỐNG 48 CHI NHÁNH KOKONO TRÊN TOÀN QUỐC

Cong ty Co phan Tu van Du hoc Kokono TẠI HÀ NỘI
  • TRỤ SỞ CHÍNH: Số 04 - Ngõ 322 Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội
  • Cơ sở 2: Đường Liên Cơ (đầu đường Nguyễn Cơ Thạch rẽ phải) - Cầu Giấy Hà Nội
  • Cơ sở 3: Đường Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
  • Cơ sở 4: Đường Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
  • Cơ sở 5: Đường Huỳnh Văn Nghệ -KĐT Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
  • Cơ sở 6: Đường Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội
  • Cơ sở 7: Đường Thanh Liệt (Gần UBND xã Thanh Liệt, gần Chùa Bằng) -  Thanh Trì - Hà Nội
  • Cơ sở 8: Chợ Tó - Uy Nỗ - Thị Trấn Đông Anh - Hà Nội
  • Cơ sở 9: Đường Đinh Tiên Hoàng – Thị xã  Sơn Tây Hà Nội
Cong ty Co phan Tu van Du hoc Kokono MIỀN BẮC
  • Trụ sở chính Miền Bắc: Số 31 Lê Văn Thịnh - P. Suối Hoa - TP. Bắc Ninh
  • Cơ sở 2: Đường Lạch Tray, P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền - TP. Hải Phòng
  • Cơ sở 3: Đoàn Nhữ Hài, P. Quang Trung - TP. Hải Dương (Đầu đường Thanh Niên rẽ vào)
  • Cơ sở 4: Phố Kim Đồng, P. Trần Hưng Đạo, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình
  • Cơ sở 5: Đường Trần Nguyên Hán - P.Thọ Xương - TP. Bắc Giang
  • Cơ sở 6: Đường Chu Văn An - Hoàng Văn Thụ - TP. Thái Nguyên
  • Cơ sở 7: Đường Lê Phụng Hiểu - P. Đông Ngàn - Thị xã Từ Sơn Bắc Ninh
  • Cơ sở 8: Đường Chu Văn An - TP. Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
  • Cơ sở 9: Đường Ngô Gia Tự - P. Hùng Vương - Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc
  • Cơ sở 10: Đường Nguyễn Văn Cừ - TP. Hạ Long - Quảng Ninh
  • Cơ sở 11: Khu 10 - P. Nông Trang - TP. Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
  • Cơ sở 12: Đường Nguyễn Văn Linh - TP. Hưng Yên - Hưng Yên
  • Cơ sở 13: Đường Quy Lưu,  P. Minh Khai - TP. Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam
  • Cơ sở 14: Đường Tràng An - P. Tân Thành  - TP. Ninh Bình - Tỉnh Ninh Bình
  • Cơ sở 15: Thị trấn Bần - Yên Nhân - Mỹ Hào - Hưng Yên
Cong ty Co phan Tu van Du hoc Kokono MIỀN TRUNG
  • Trụ sở chính Miền Trung: Số 14 Nguyễn Trung Ngạn, Phường Trường Thi, TP. Vinh - Nghệ An
  • Cơ sở 2: Đường Đình Hương - P. Đồng Cương - TP. Thanh Hoá
  • Cơ sở 3: Đường Hà Huy Tập – TP. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh
  • Cơ sở 4: Đường Ngô Quyền  P. Vĩnh Ninh - TP. Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Cơ sở 5: Đường Lê Sát - P. Hoà Cường Nam - Q. Hải Châu - Tp Đà Nẵng
Cong ty Co phan Tu van Du hoc Kokono  MIỀN NAM
  • Trụ sở chính Miền Nam: Số 41 Vân Côi, phường 7, Quận Tân Bình, TP. HCM
  • Cơ sở 2: Lầu 6 - Phòng A16 - T6 - Chung cư Phúc Lộc Thọ - Số 35 Đường Lê Văn Chí - P. Linh Trung Quận Thủ Đức TP. HCM
  • Cơ sở 3: Đường Hoàng Hoa Thám - P. Hiệp Thành - TP. Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương
  • Cơ sở 4: Đường Bà Sa - Khu phố Bình Minh 2 - Thị xã Dĩ An Bình Dương
  • Cơ sở 5: Đường Hà Huy Giáp - P. Quyết Thắng - TP.  Biên Hoà - Tỉnh Đồng Nai
  • Cơ sở 6: Đường Phan Chu Trinh - TP. Vũng Tàu - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Cong ty Co phan Tu van Du hoc Kokono MIỀN TÂY
  • Trụ sở chính Miền Tây: Số 390S/9, KV3 (Đường Nguyễn Văn Cừ kéo dài), P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
  • CS 2: Đường Trần Phú, Phường 4, TP. Vĩnh LongTỉnh Vĩnh Long
  • CS 3: Đường Phạm Ngũ Lão, Phường 1, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh
  • CS 4: Đường Hai Bà Trưng, Phường 1, TP. Bến TreTỉnh Bến Tre
  • CS 5: Đường Hùng Vương, TP. Mỹ ThoTỉnh Tiền Giang
  • CS 6: Đường Trần Hưng Đạo - TP. Long Xuyên - Tỉnh An Giang
  • CS 7: Phường 6, TP. Tân An, tỉnh Long An
  • CS 8: Đường Võ Trường Toản, Phường 1, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
  • CS 9: Đường Nguyễn Hùng Sơn, Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
  • CS 10: Đường Lê Thị Riêng, Phường 5, TP. Cà Mau (Khu Đô Thị Đông Bắc)
  • CS 11: Đường Tôn Đức Thắng, Khóm 7, Phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
KOKONO - NƠI Ý CHÍ VƯƠN XA
      Bằng tất cả nhiệt huyết và đam mê, Kokono luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của Quý khách về lĩnh vực du học. Quý khách có nhu cầu vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây và gửi về hòm thư của chúng tôi. Chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể. Trân trọng cảm ơn!

  • Khách hàng 1
  • Công ty Honda
  • Khách hàng 12
  • Trường Waseda Keifuku
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 6