Tải tài liệu học tiếng Trung miễn phí
Tải tài liệu học tiếng Nhật miễn phíLớp học tiếng Nhật ở Hà Nội

Tết Trung Thu ở Nhật Bản

Cập nhật: 13/02/2019
Lượt xem: 2770

Tết Trung  Thu ở  Nhật Bản

Khóa học Tiếng Nhật cấp tốc ở Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Phòng.. Bạn có biết, Nhật Bản có đến hai Tết Trung Thu một năm, bánh Trung Thu Nhật Bản đeo tai thỏ. Và còn rất nhiều  điều khác biệt nữa chỉ có ở xứ Mặt Trời mọc. Cùng Kokono ghé thăm Nhật Bản vào dịp Tết Trung Thu qua bài viết này để biết được trung thu của chúng mình với Trung Thu của người Nhật khác nhau như thế nào  nhé!

>> Thông tin Tuyển sinh Du Học Nhật Bản

Tham khảo:

Ở Nhật Bản, một năm có hai Trung Thu

Nhật Bản nổi tiếng là đất nước có nhiều hội hè quanh năm. Trong khi nhiều nước chỉ có duy nhất một ngày Tết Trung Thu thì ở Nhật Bản lại có đến 2 ngày lễ hội trăng . Ngoài một lần tổ chức khi mặt trăng tròn nhất vào ngày 15 tháng 8 hàng năm gọi là lễ Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsuki-mi. Người Nhật còn “đánh lẻ” thêm lễ hội trăng khuyết Zyusanya vào ngày 13 tháng 9 âm lịch.
 

 
Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng đêm 15 thì nhất định phải ngắm trăng vào đêm 13. Bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa! Điều kiêng kỵ này trong tiếng Nhật được gọi là “Kata-tsukimi” (片月見). Đây cũng là một nét khác biệt của Otsukimi Nhật Bản.
 

Thưởng Trăng với Otsuki-mi

Tết Trung Thu ở Nhật Bản gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsuki-mi (“Tsuki” chính là mặt trăng, còn “Mi” có nghĩa là ngắm, nhìn). Người Nhật xem đây là thời điểm đẹp nhất để tôn vinh Mặt Trăng. Vừa là dịp để tạ ơn trời đất cho một vụ mùa bội thu. Phong tục này quan trọng đến mức, dù năm ấy thời tiết xấu không có trăng, người dân Nhật Bản vẫn tổ chức lễ hội như bình thường. Họ sẽ dùng cỏ Susuki – Loại cây cỏ màu bạc tượng trưng cho mùa thu thay vì dùng hoa để trang trí.
Mâm cỗ Tết Trung Thu sẽ gồm nhiều loại bánh trái mùa Thu đặc biệt sẽ có rất nhiều bánh nếp dango được xếp tầng kim tự tháp trên khay gỗ. Khi thưởng thức, người Nhật sẽ đặt bình cỏ và mâm cỗ ở một nơi có thể ngắm trăng rõ được như hiên nhà, bên khung cửa sổ … Cả gia đình sẽ cùng ngồi ăn bánh, uống trà hoặc rượu sake và thưởng thức ánh sáng trong trẻo của đêm trăng rằm.

Nếu trẻ em Việt Nam tung tăng phá cỗ thì trẻ em  Nhật cũng được thoải mái “oanh tạc” núi bánh dango cao ngất. Ngoài ra trẻ em Nhật Bản cũng rước đèn nhưng là đèn cá chép nhé! Cá chép là hình ảnh truyền thống trong nhiều dịp lễ của Nhật Bản. Cá chép là hiện thân cho sự mạnh mẽ và lòng can đảm. Hình ảnh cá chép lội ngược dòng nước, vượt qua thác nghènh luôn được người Nhật Bản yêu thích từ xưa đến nay. Cha mẹ Nhật Bản luôn mong cho con cái họ khỏe mạnh và dám đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống.

 

Mặt trăng ở khắp mọi nơi

Vào dịp Tết Trung Thu, ở Nhật mọi thứ đều chỉ xoay quanh tinh cầu màu bạc này. Trong ngày này người Nhật Bản cũng sáng tạo ra rất nhiều loại bánh khác nhau từ chính mùa màng của mùa thu để tế trăng. Khoai tây ngọt được dâng hiến lúc trăng tròn, trong khi đậu hay hạt dẻ được cúng lúc trăng non vào tháng tiếp theo. Chính và vậy cũng có rất nhiều tên khác nhau trong ngày lễ kỷ niệm này dựa theo các món ăn như Imomeigetsu “trăng vụ mùa khoai tây” và Mamemeigetsu “trăng vụ mùa đậu”.
 

 
Không giống bánh trung thu của Việt Nam hay Trung Quốc bánh trung thu của Nhật Bản có kích thước nhỏ hơn hẳn và đặc biệt là không có trứng muối bên trong. Chính vì vậy, hầu hết người Nhật đều không biết có tồn tại một loại bánh trung thu như thế. Tuy Otsuki- mi có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng nó đã trở thành một phong tục tập quán rất riêng và rất đặc sắc của người Nhật.
 

Bánh Trung Thu đeo tai thỏ

Nếu như người Việt Nam tưởng tượng trên cung trăng có chị Hằng, cây đa và chú Cuội, thì người Nhật Bản tin rằng có một chú thỏ bất tử  đang sinh sống trên vương quốc của thần Mặt trăng và đến đêm Otsuki -mi lại giã bột để làm bánh dày mochi. Ngoài ra, liên tưởng về một chú thỏ đang ngồi ăn bánh dango cũng xuất hiện ở nhiều địa phương trên nước Nhật. Theo truyền thuyết, chủ nhân cung trăng là các chú Thỏ ngọc.
 

 
Cả món bánh Tsukimi Dango cũng là “đặc sản” của Thỏ ngọc tặng con người, chứ không phải chị Hằng và chú Cuội. Vì vậy chiếc bánh đặc trưng của Tết Trung Thu tại xứ hoa anh đào trắng tròn và có thêm đôi tai thỏ siêu “Kawaii”.

Cách làm bánh Tsukimi Dango này rất dễ, giống cách làm bánh trôi nước ở Việt Nam, chỉ khác nguyên liệu. Để làm bánh Dango, người ta thường sử dụng bột Shiratama pha với bột Joushinko nên tạo ra chiếc bánh có độ cứng vừa, dai, dẻo.

Bánh sau khi làm xong sẽ xếp thành tháp để cúng, rồi sau đó đem nướng sơ cho hơi giòn, quết mật đường lên, ăn kèm với bột đậu nành Kinanko hay đậu đỏ, nhấm nháp với trà xanh. 


Bạn có thể bắt gặp một chiếc bánh Tsukimi Dango với hình chú thỏ trắng rất đáng yêu hay chỉ là những viên bánh trắng ngà đơn giản. Chiếc bánh hình chú thỏ cũng được làm ra tương tự với cách làm bánh Tsukimi Dango thông thường nhưng được gắn tai, mắt cắt ra từ trái táo hoặc vẽ bằng màu. 
 

Tết Trung Thu ở Nhật Bản hiện đại


Tết Trung Thu không nằm trong những ngày nghỉ lễ được nhà Nước Nhật Bản quy định. Vì vậy ngày nay  nhiều thủ tục cúng lễ ngày xưa được giản lược đi rất nhiều, người Nhật chỉ cần mọi người trong gia đình quây quần lại bên nhau và ngắm trăng, ăn bánh và uống rượu sake vào buổi tối ấm áp là quá tuyệt vời cho một đêm hội trăng rằm. Ở thành phố thì mọi người chỉ có ngắm trăng chứ không làm gì nhiều. Âu cũng là do cuộc sống quá bận rộn phải không?

Xem thêm: 
IKIGAI –BÍ QUYẾT SỐNG HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI NHẬT 

 HỆ THỐNG 48 CHI NHÁNH KOKONO TRÊN TOÀN QUỐC

Cong ty Co phan Tu van Du hoc Kokono TẠI HÀ NỘI
  • TRỤ SỞ CHÍNH: Số 04 - Ngõ 322 Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội
  • Cơ sở 2: Đường Liên Cơ (đầu đường Nguyễn Cơ Thạch rẽ phải) - Cầu Giấy Hà Nội
  • Cơ sở 3: Đường Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
  • Cơ sở 4: Đường Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
  • Cơ sở 5: Đường Huỳnh Văn Nghệ -KĐT Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
  • Cơ sở 6: Đường Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội
  • Cơ sở 7: Đường Thanh Liệt (Gần UBND xã Thanh Liệt, gần Chùa Bằng) -  Thanh Trì - Hà Nội
  • Cơ sở 8: Chợ Tó - Uy Nỗ - Thị Trấn Đông Anh - Hà Nội
  • Cơ sở 9: Đường Đinh Tiên Hoàng – Thị xã  Sơn Tây Hà Nội
Cong ty Co phan Tu van Du hoc Kokono MIỀN BẮC
  • Trụ sở chính Miền Bắc: Số 31 Lê Văn Thịnh - P. Suối Hoa - TP. Bắc Ninh
  • Cơ sở 2: Đường Lạch Tray, P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền - TP. Hải Phòng
  • Cơ sở 3: Đoàn Nhữ Hài, P. Quang Trung - TP. Hải Dương (Đầu đường Thanh Niên rẽ vào)
  • Cơ sở 4: Phố Kim Đồng, P. Trần Hưng Đạo, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình
  • Cơ sở 5: Đường Trần Nguyên Hán - P.Thọ Xương - TP. Bắc Giang
  • Cơ sở 6: Đường Chu Văn An - Hoàng Văn Thụ - TP. Thái Nguyên
  • Cơ sở 7: Đường Lê Phụng Hiểu - P. Đông Ngàn - Thị xã Từ Sơn Bắc Ninh
  • Cơ sở 8: Đường Chu Văn An - TP. Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
  • Cơ sở 9: Đường Ngô Gia Tự - P. Hùng Vương - Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc
  • Cơ sở 10: Đường Nguyễn Văn Cừ - TP. Hạ Long - Quảng Ninh
  • Cơ sở 11: Khu 10 - P. Nông Trang - TP. Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
  • Cơ sở 12: Đường Nguyễn Văn Linh - TP. Hưng Yên - Hưng Yên
  • Cơ sở 13: Đường Quy Lưu,  P. Minh Khai - TP. Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam
  • Cơ sở 14: Đường Tràng An - P. Tân Thành  - TP. Ninh Bình - Tỉnh Ninh Bình
  • Cơ sở 15: Thị trấn Bần - Yên Nhân - Mỹ Hào - Hưng Yên
Cong ty Co phan Tu van Du hoc Kokono MIỀN TRUNG
  • Trụ sở chính Miền Trung: Số 14 Nguyễn Trung Ngạn, Phường Trường Thi, TP. Vinh - Nghệ An
  • Cơ sở 2: Đường Đình Hương - P. Đồng Cương - TP. Thanh Hoá
  • Cơ sở 3: Đường Hà Huy Tập – TP. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh
  • Cơ sở 4: Đường Ngô Quyền  P. Vĩnh Ninh - TP. Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Cơ sở 5: Đường Lê Sát - P. Hoà Cường Nam - Q. Hải Châu - Tp Đà Nẵng
Cong ty Co phan Tu van Du hoc Kokono  MIỀN NAM
  • Trụ sở chính Miền Nam: Số 41 Vân Côi, phường 7, Quận Tân Bình, TP. HCM
  • Cơ sở 2: Lầu 6 - Phòng A16 - T6 - Chung cư Phúc Lộc Thọ - Số 35 Đường Lê Văn Chí - P. Linh Trung Quận Thủ Đức TP. HCM
  • Cơ sở 3: Đường Hoàng Hoa Thám - P. Hiệp Thành - TP. Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương
  • Cơ sở 4: Đường Bà Sa - Khu phố Bình Minh 2 - Thị xã Dĩ An Bình Dương
  • Cơ sở 5: Đường Hà Huy Giáp - P. Quyết Thắng - TP.  Biên Hoà - Tỉnh Đồng Nai
  • Cơ sở 6: Đường Phan Chu Trinh - TP. Vũng Tàu - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Cong ty Co phan Tu van Du hoc Kokono MIỀN TÂY
  • Trụ sở chính Miền Tây: Số 390S/9, KV3 (Đường Nguyễn Văn Cừ kéo dài), P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
  • CS 2: Đường Trần Phú, Phường 4, TP. Vĩnh LongTỉnh Vĩnh Long
  • CS 3: Đường Phạm Ngũ Lão, Phường 1, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh
  • CS 4: Đường Hai Bà Trưng, Phường 1, TP. Bến TreTỉnh Bến Tre
  • CS 5: Đường Hùng Vương, TP. Mỹ ThoTỉnh Tiền Giang
  • CS 6: Đường Trần Hưng Đạo - TP. Long Xuyên - Tỉnh An Giang
  • CS 7: Phường 6, TP. Tân An, tỉnh Long An
  • CS 8: Đường Võ Trường Toản, Phường 1, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
  • CS 9: Đường Nguyễn Hùng Sơn, Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
  • CS 10: Đường Lê Thị Riêng, Phường 5, TP. Cà Mau (Khu Đô Thị Đông Bắc)
  • CS 11: Đường Tôn Đức Thắng, Khóm 7, Phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
KOKONO - NƠI Ý CHÍ VƯƠN XA
      Bằng tất cả nhiệt huyết và đam mê, Kokono luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của Quý khách về lĩnh vực du học. Quý khách có nhu cầu vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây và gửi về hòm thư của chúng tôi. Chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể. Trân trọng cảm ơn!
 

  • Khách hàng 1
  • Công ty Honda
  • Khách hàng 12
  • Trường Waseda Keifuku
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 6