Tải tài liệu học tiếng Trung miễn phí
Tải tài liệu học tiếng Nhật miễn phíLớp học tiếng Nhật ở Hà Nội

Văn hóa Hàn và “cẩm nang lễ phép”toàn thư

Cập nhật: 14/09/2018
Lượt xem: 2428

Văn hóa Hàn và “cẩm nang lễ phép”toàn thư


 Nếu được hỏi về cú sốc lớn nhất của các bạn du học sinh khi mới lần đầu đặt chân đến Hàn là gì, thì đó có lẽ là cú sốc mang tên “tính tôn ti”. Đất nước Hàn Quốc là một quốc gia có nền văn hóa "kính trên nhường dưới" lâu đời. Sự lễ phép trong văn hóa giao tiếp cực kỳ được đề cao và được coi là một trong những chuẩn mực để đánh giá con người. Hãy cùng KOKONO trang bị “túi chống sốc” bằng việc tìm hiểu văn hóa giao tiếp Hàn Quốc qua câu chuyện về “cẩm nang lễ phép” của người Hàn nhé!

Gập đầu cúi chào tính tôn ti

Tại Việt Nam, chúng mình luôn quen thuộc với cung cách ứng xử “lễ phép nhưng gần gũi”, thì tại Hàn, bạn sẽ cảm thấy mức “lễ phép” nặng tính lễ nghi tạo cảm giác xa cách.Thế nhưng đó chính là một nét văn hóa được người hàn cực kỳ xem trọng mà du học sinh chúng mình khi Du học Hàn Quốc buộc phải làm quen đấy.

Khi mở đầu câu chuyện, người Hàn Quốc thường sẽ hỏi tuổi tác của bạn trước để có thể sử dụng xưng hô đúng mực. Những người lớn tuổi ở Hàn Quốc rất được kính trọng bởi kinh nghiệm sống và tri thức uyên thâm của họ. Chính vì vậy trong văn hóa Hàn, những hậu bối bắt buộc phải lễ phép và tôn trọng tiền bối của mình.



Du học sinh Hàn chúng mình khi mới sang Hàn Quốc du học rất dễ bị hẫng khi tiếp xúc với văn hóa lễ phép này của người Hàn. Chúng mình “bỗng dưng bị ghét” bởi hỗn lọan trong cách xưng hô với  các tiền bối, cũng không hề biết những cử chỉ bắt buộc như cúi đầu nữa.
Không chỉ gặp rắc rối về chuyện xưng hô, du học sinh Việt còn bị hẫng về những cử chỉ cần thiết khi giao thiệp tại Hàn Quốc , như sử dụng kính ngữ khi trò chuyện với người lớn tuổi, cấp trên, thậm chí là cả người lạ. Nhất là chuyện người Việt mình lại không có thói quen “gập đầu cúi chào" với những người có vai trên, nhưng đối với văn hóa Hàn, đó là hành động chào hỏi cơ bản thể hiện sự nể trọng rất cần trong cuộc sống. Kể cả khi cảm ơn, xin lỗi, bạn cũng cần cúi người thật thành tâm nữa đấy.

>>>
Du học tiếng tại Hàn Quốc: Những sự thật có thể bạn chưa biết

Thậm chí có đến 1001 những điều chúng mình phải chú ý khi dùng cơm cùng người Hàn nữa đấy. Đình Hải (du học sinh trao đổi văn hóa Hàn Quốc) chia sẻ: “Mình đã ngây người khi được bác chủ nhà mời rượu mà không biết phải rót lại! Hay ngồi vào bàn cơm và lúng túng với những quy tắc khi ăn. Đến cuối kỳ trao đổi văn hóa, bác ấy viết cho mình lá thư, trong ấy còn có đoạn bác í cười: “Ngày dầu cháu sang, bác cứ nghĩ sao cháo “vô lễ” thế…” . Bỗng nhiên thâý người Việt chúng mình thật… đơn giản lạ kỳ”.

Có lẽ những cú sốc văn hóa như vậy thì chúng mình cần một cuốn “cẩm nang lễ phép” toàn thư ngay thôi!

Gỡ khúc mắc xưng hô trong văn hóa Hàn


Có một hệ thống cư xử tiền bối – hậu bối trong văn hóa Hàn Quốc mà du học sinh Hàn chúng mình cần phải nhớ. Kinh nghiệm của những người đi trước đó là không chỉ làm quen bạn mới, bạn phải thể hiện sự kính trọng tiền bối, và quan tâm đến hậu bối. Không được lơ là trong cung cách xưng hô với các đàn anh đàn chị. Chỉ khi nào vô cùng cần thiết, mình mới bỏ đi thôi. Khi là “ma mới” trong trường, hãy nhớ sử dụng kính ngữ ở mọi nơi và cố gắng nhớ mặt những tiền bối nhé!


Văn hóa Hàn Quốc rất coi trọng việc ứng xử giao tiếp

 
Một tip khác cho các bạn du học sinh đó là hãy để ý hơn đến lời cảm ơn, lời xin lỗi hay những cái cúi đầu. Nếu có ai đó cúi chào bạn, hãy nhớ cúi đầu chào lại. Nếu có ai đó vẫy tay với bạn, hãy vẫy tay và cười đáp lại, nếu đó là người cùng tuổi hoặc hậu bối, và vẫn cúi đầu nếu người đó có vai trên. Trong văn hóa Hàn, tư thế cúi đầu chuẩn chỉnh là gập người 45 độ và khép chân đứng thẳng.

Thậm chí, khi bắt tay, bạn cũng cần nhớ đến vai về để có cái bắt tay phù hợp. Nếu với tiền bối, hãy đơc bằng hai tay; nếu với những người ngang hàng hoặc hậu bối, hãy bắt một tay thôi (nhớ là tay phải nhé). Đặc biêt, nếu là bạn nữ thì đừng nên đưa tay ra bắt trước.

“Giải ngố” văn hóa bàn ăn Hàn Quốc


Cho dù là một buổi đi ăn khi tan học cùng bạn bè, đồng nghiệp, hay đặc biệt hơn là những bữa ăn gia đình , đều có rất nhiều điều du học sinh chúng mình cần “giải ngố” ngay lập tức, bởi văn hóa Hàn Quốc thể hiện trên bàn ăn rất nhiều.

Ví dụ như việc rót đồ uống phải tuân thủ các quy tắc sau:
- Người ta thường xuyên chuyền tay nhau cùng thưởng thức chung một ly rượu, nếu ai đó đưa bạn ly không, bạn cũng đừng ngạc nhiên mà hãy chờ họ rót  đầy lại cho bạn.



Nhớ là đỡ ly bằng 2 tay nhé! 
Người trẻ tuổi luôn phải mời rượu người lớn tuổi trước, và khi người lớn tuổi chuyền ly cho người trẻ tuổi, họ phải nhận bằng 2 tay và quay mặt đi chỗ khác để uống. Điều này đưuọc coi là phép lịch sự cơ bản nhất trong văn hóa ăn uống ở Hàn đấy.

Ở Hàn Quốc, hành động từ chối uống rượu trên bàn tiệc bị coi là thô lỗ, không biết cách ứng xử. Cách tốt nhất là bạn hãy cố gắng uống hết chén rượu soju hoặc nếu không biết uống bạn có thể thay thế bằng chén nước.



 
Hay khi bắt đầu bữa ăn, hãy mở lời mời mọi người dùng cơm, y như chúng mình vẫn hay mời  cơm tại Việt Nam. Nếu dùng cơm gia đình mà bạn là gia chủ thì hãy chủ động mời thức ăn cho mọi người nữa nhé. Giờ ăn tại Hàn có thể nói là một trong những  thời gian mà bạn có thể ghi điểm trong mắt mọi người nếu tinh tế trong cách ứng xử đấy.

Bạn thấy đấy, văn hóa Hàn Quốc có rất nhiều điều thú vị mà chúng mình cần phải biết để hòa nhập. Ra nước ngoài du học, đặc biệt là đến với một đất nước truyền thống cực kỳ coi trọng lễ nghi như Hàn Quốc,bạn hãy luôn giữ phong cách lịch thiệp trong văn hóa ứng xử. Bởi khi đi du học bạn không những mang kiến thức của họ về mà còn đại diện cho hình ảnh của quê hương vươn xa. Bằng “cẩm nang lễ phép” mà bạn vừa được trang bị KOKONO chúc các bạn nhập gia tùy tục tại xứ sở kim chi nhanh chóng!
 

XEM THÊM:



 
 
 

  • Khách hàng 1
  • Công ty Honda
  • Khách hàng 12
  • Trường Waseda Keifuku
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 6