Tải tài liệu học tiếng Trung miễn phí
Tải tài liệu học tiếng Nhật miễn phíLớp học tiếng Nhật ở Hà Nội

Văn hóa Nhật và chiếu Tatami

Cập nhật: 13/02/2019
Lượt xem: 3398

 

Văn hóa Nhật và chiếu Tatami


 Nhật Bản hiện đại, những căn phòng kiểu Nhật với chiếu Tatami không còn xuất hiện nhiều trong những ngôi nhà ở xứ sở mặt trời mọc, nhưng người Nhật và thế giới luôn xem nó là một phần nội tại của văn hoá Nhật Bản.  Chiếu Tatami là “linh hồn” trong mỗi ngôi nhà Nhật.  Những căn phòng chiếu Tatami thoáng đãng, mang hương thơm dịu nhẹ và vẻ đẹp tinh tế, trang nhã đặc trưng luôn là niềm tự hào của gia chủ.  Hãy cùng KOKONO khám phá những bí mật về văn hóa Nhật bản từ chiếu Tatami.

>> Thông tin Tuyển sinh Du Học Nhật Bản

 
Văn hóa Nhật và chiếu Tatami
 

Lịch sử của chiếu Tatami


Ra đời từ thời Cổ đại, “tatami” ban đầu  được dùng chỉ chung những vật mỏng dùng để lót, trải, có thể xếp lại được. Lúc này, chiếu tatami chỉ đóng vai trò là một loại chiếu được sử dụng làm thảm ngồi cho các bậc chúa công, thể hiện đẳng cấp quý tộc.

Bước sang thời kì Muromachi (1336 – 1573), kiến trúc nhà ở thay đổi, Tatami bắt đầu được dùng để lót toàn bộ bề mặt sàn. Phòng lót Tatami cũng được sử dụng để tổ chức những nghi lễ trang trọng như Trà đạo, kéo theo sự ra đời của những quy tắc ứng xử khi ngồi trên chiếu. Tuy nhiên những tầng lớp dưới Samurai thì không có được "vinh dự" bước vào những căn phòng đó, họ chỉ được sử dụng các loại chiếu mỏng, rơm khô để trải chỗ ngủ của mình.

 
Văn hóa Nhật và chiếu Tatami

Đến thời kì Edo (1603 – 1868), Tatami bắt đầu tạo nên "cơn sốt" trong tầng lớp bình dân, lan tỏa đến cả vùng thôn quê, và dần trở thành một biểu tượng văn hóa quốc dân của  Nhật Bản. Đến nay, tuy Tatami dần trở nên vắng bóng trong các căn nhà theo lối Âu hiện đại, nhưng những căn phòng lót chiếu Tatami (được gọi là Washitsu) vẫn được coi là căn phòng Nhật điển hình, và việc sở hữu một phòng Washitsu trong nhà cũng chính là niềm tự hào của gia chủ.
 

Cấu tạo của chiếu Tatami


Chúng gồm lõi là rơm khô đan ép vào nhau, bên ngoài bọc bằng cói dệt viền bằng vải. Thường được lót sàn trong các nhà truyền thống ở Nhật. Ban đầu chiếu  Tatami mới có màu xanh nhạt, trải qua thời gian sẽ chuyển sang màu vàng.

Bạn có thể dùng Tatami đến 5-6 năm. Phần lõi trong của thảm Tatami làm bằng rơm. Nguyên liệu trồng phổ biến ở Kumamoto, Hiroshima, Okayama, Fukuoka. Để làm một tấm thảm Tatami, cần từ 4000 đến 7000 rơm. Chúng được máy ép và dệt trong hơn một giờ.


 
Cấu tạo của chiếu Tatami
Một chiếc chiếu Tatami gồm có 3 bộ phận: lõi chiếu (畳床), bao chiếu (畳表), và viền chiếu (縁).

Tatami cũng được dùng làm đơn vị để tính diện tích phòng, đi sau số đếm và được đọc là "jou". Một chiếc Tatami tiêu biểu được tính theo chuẩn Kyoto sẽ có chiều dài 1,910m, chiều rộng 0,955m (1,82405m ). Tùy theo căn phòng rộng 4 chiếu, 6 chiếu hay 8 chiếu mà ta có thể ước lượng được diện tích phòng, trong ảnh là phòng 6 chiếu.

Xếp Tatami

 
Văn hóa Nhật và chiếu Tatami

Có hai cách xếp các tấm nệm rơm bọc chiếu cói thành tatami. Cách thứ nhất gọi là Syugijiki thường áp dụng cho các tatami trong phòng ở. Cách thứ hai gọi là Fusyugijiki thường thấy ở các chùa, lâu đài và những phòng có không gian lớn.

Kết quả hình ảnh cho hot nhấp nháyTuyển sinh Du Học Nhật Bản kỳ mới nhấtKết quả hình ảnh cho hot nhấp nháy

Chiếu Tatami của người Nhật có gì?


- Bởi lõi chiếu khá dày, còn lớp ngoài của chiếu được làm từ cỏ Igusa - một loại thực vật có mặt cắt giống cấu tạo của bọt biển nên chứa rất nhiều không khí bên trong, chính vì vậy khi đi chân trần trên chiếu Tatami, lòng bàn chân bạn sẽ cảm nhận được độ đàn hồi, êm ái của chiếu. Ở những nhà có người già và trẻ nhỏ, sử dụng chiếu Tatami sẽ hạn chế được những trường hợp bị thương do té ngã, va đập.

- Vật liệu tự nhiên nhưng khó cháy. Nguyên nhân là bởi lửa rất khó đốt được lõi rơm đã được bện chặt thành một lớp dày lên đến 5cm, lớp bao chiếu lại luôn chứa một lượng hơi ẩm nhất định. Trong trường hợp chiếu bị bắt lửa, thì nó cũng chỉ cháy âm ỉ chứ không khiến lửa lan rộng ngay.

 
Văn hóa Nhật và chiếu Tatami

- Về thị giác: Căn phòng chiếu Tatami luôn có tầm nhìn thấp. Trong Washitsu, người Nhật không dùng các loại ghế có chân mà sẽ ngồi trên các tấm đệm Zabuton hoặc loại ghế dựa không chân được gọi là Zaisu. Các loại bàn hoặc bàn sưởi Kotatsu được sử dụng kèm theo cũng có thiết kế rất thấp, ddieuf này tạo cảm giác thiền, tĩnh tâm hơn.

Về xúc giác: Một chiếc chiếu Tatami được cho là có thể hút trung bình 500cc hơi nước trong không khí, đến khi phòng ốc quá khô, lượng hơi nước này sẽ được giải phóng ra, giống như cơ chế hoạt động của một chiếc máy hút ẩm – phun ẩm tự nhiên. Ngoài ra, tính khó truyền nhiệt nhờ độ dày của chiếu giúp Tatami có đặc trưng là mùa hè không nóng và mùa đông không lạnh. Đây chính là “bảo bối thần kì” để người Nhật có thể tận hưởng khí hậu 4 mùa một cách thoải mái hơn.

- Về khứu giác: Tatami có khả năng hấp thu khí NO – chất gây ô nhiễm không khí, giữ cho không khí trong lành. Chiếm 20% trong thành phần hương thơm của cỏ Igusa là phytoncide, một chất kháng sinh có tác dụng sát khuẩn và ổn định cảm xúc, giúp cho đầu óc thư thái giống như khi được tắm mình giữa thiên nhiên.

- Về thính giác: Tatami còn có một khả năng là hấp thu tiếng ồn, rất thích hợp với người sống trong các khu hộ chung cư đông đúc.

 
Văn hóa Nhật và chiếu Tatami

- Không được mang dép vào thảm Tatami. Vì  vết bẩn do giày dép để lại khó vệ sinh và sẽ dễ dàng làm hư hại thảm Tatami.

- Ngồi thảm Tatami buộc phải chéo chân hoặc ngồi theo kiểu quỳ gối. Chéo chân là kiểu ngồi bình thường. Chính xác nhất khi ngồi trên thảm Tatami là kiểu Seiza, tức là bạn sẽ quỳ gối và ngồi lên chân bạn. Lòng bàn chân hướng về phía sau.

 

Chiếu Tatami với văn hóa Nhật Bản


Có một câu ngạn ngữ cổ ở Nhật Bản nói rằng: “Tatami giống như một người vợ, chỉ tốt khi còn mới” và cũng như một người vợ, một khi đã được đưa vào nhà, Tatami sẽ dần dần chiếm chỗ toàn bộ ngôi nhà và trở thành một trong những vật dụng có ảnh hưởng nhất trong cách sống của người Nhật. Các loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản như trà đạo (茶道), cắm hoa (生花), múa, nhạc cũng được thực hiện trong không gian của tatami.
 
Văn hóa Nhật và chiếu Tatami
 
Tatami đã ăn sâu vào tiềm thức và văn hóa của Nhật Bản, hình ảnh người phụ nữ trong trang phục kimono nhẹ nhàng di chuyển trên chiếc chiếu tatami, rót trà mời khách, seiza và đàn hát; hay hình ảnh người Nhật ngồi seiza trên chiếu tatami bên cạnh bàn sưởi kotatsu để tiếp khách, để ngắm hoa hay thưởng thức trà đạo vẫn là những minh chứng cho thấy tatami sẽ mãi trường tồn trong văn hóa và lối sống của người Nhật.

 Xem thêm: 

Những quy tắc khi dùng bữa với người Nhật Bản

Đồng 5 yên may mắn và những câu chuyện về Văn Hóa Nhật Bản

Ikigai –bí quyết sống hạnh phúc của người Nhật


 
 
 
 Cùng Download tài liệu học Tiếng Nhật miễn phí tại Kokono!
  • Khách hàng 1
  • Công ty Honda
  • Khách hàng 12
  • Trường Waseda Keifuku
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 6