Tải tài liệu học tiếng Trung miễn phí
Tải tài liệu học tiếng Nhật miễn phíLớp học tiếng Nhật ở Hà Nội

10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước Nhật

Cập nhật: 14/01/2019
Lượt xem: 3007

10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước Nhật


10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước NhậtVăn hóa Nhật Bản cũng có sự phân biệt vùng miền, điển hình nhất là 2 vùng Kansai và Kanto. Sự khác nhau đôi khi còn tạo ra sự "ganh đua" ở hai vùng, nhất là hai thành phố Osaka và Tokyo. Những điểm khác biệt thú vị giữa 2 vùng Kansai và Kanto Nhật Bản rất quan trọng cho những bạn đang lên kế hoạch chọn trường, chọn vùng để du học Nhật Bản. Cùng KOKONO tìm hiểu 10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước Nhật để chuẩn bị tâm lý khi sinh sống hoặc du lịch ở một trong hai vùng  này nhé!
 

Vùng Kansai và vùng Kanto


Chắc các bạn đã từng nghe tới hai chữ Kanto và Kansai khi tìm hiểu về Nhật Bản và du học... Và đó là gì ?
 
Kanto (関東) gồm những tỉnh Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Kanagawa và thành phố Tokyo.
 
Kansai (関西) gồm hai Phủ Osaka và Kyoto. Ngoài ra gồm các tỉnh Hyogo, Shiga, Nara, và Wakayama.
 
Đây là 2 vùng cũng khá gần nhau ấy nhưng lại có những sự trái ngược từ cách nói lẫn văn hóa đời sống hai nơi. Sau đây là 10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước Nhật:

 
10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước Nhật

Khác biệt văn hóa giữa 2 vùng Kansai và Kanto Nhật Bản: Vị trí đứng trên thang cuốn khác nhau


Có thể bạn chưa biết, người Nhật có thói quen lịch sự là đứng hẳn về một bên thang cuốn và chùa lại phía bên kia cho người đi vội. Và ngay cả điều này, mỗi vùng  Kansai và Kanto Nhật Bản  cũng có sự khác biệt rõ rệt.


Khi đi thang cuốn, người Kanto sẽ đứng về phía bên trái, người Kansai sẽ đứng về phía bên phải, bên còn lại để trống dành cho người đang vội.

Tuy nhiên, có lẽ một sự thật ít người biết đến, đó là người Kyoto (Kansai) lại đứng ở cả hai phía. Đôi lúc bạn sẽ gặp hàng người đứng phía tay phải, đôi lúc lại thấy bên trái. Thế nên những ai mới du lịch đến Kyoto rất dễ hoang mang khi bắt gặp sự thay đổi này trong cùng một thành phố.

 
10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước Nhật
 
Cho đến bây giờ, chưa có sự giải thích nào một cách rõ ràng vì sao lại có sự khác biệt này, ngay cả đến người Nhật cũng không biết.

Có một vài ý kiến cho rằng vào thời Tokugawa, Edo (nay là Tokyo) là nơi tập trung nhiều samurai, những người này thường đi bên trái để dễ rút gươm bằng tay phải. Mặt khác, Osaka là thành phố tập trung nhiều thương gia giàu có, họ lại thích đi bên phải để dễ quản lý tiền bạc và bảo vệ tài sản được cầm bằng tay phải.

Giáo sư 
Maegaki Kazuyoshi (前垣和義) của trường đại học Soai (相愛大学) đã đưa ra lý do chính xác lý do người dân tại Osaka đi thang cuốn đứng về phía bên phải. Khi Osaka xây dựng nhà ga Hankyu Umeda vào năm 1968, hệ thống thang cuốn kéo dài từ tầng 1 đến tầng 3 nên trong khi di chuyển lên xuống rất dễ gây nguy hiểm, nhất là những người di chuyển vội vàng dễ va chạm sẽ gây ra nguy hiểm cho những người đang đứng. Đặc biệt người Nhật đa số thuận tay phải nên nếu đứng về phía bên phải sẽ thuận hơn cho việc bám chặt vào thành của thang cuốn, hạn chế tối đa nguy hiểm xảy ra.
 

Khác biệt văn hóa giữa 2 vùng Kansai và Kanto Nhật Bản: ẩm thực và khẩu vị


Người Kanto ăn với độ đậm cao hơn người Kansai, nên dù là mỳ hộp thì hai nơi bán ra cũng khác. Nếu so sánh lượng muối trong các món ăn sử dụng nước tương thì Kansai mới là vùng ăn nhiều muối hơn. Thế nhưng nhìn vào màu sắc thì rất dễ bị đánh lừa. Vì màu sắc của nước tương vùng Kansai nhạt hơn.
 
10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước Nhật

Và  hầu hết người Kanto thì thích ăn Natto (なっと), nhưng phần lớn người Kansai thì không.

Osaka nổi tiếng với Okonomiyaki và Takoyaki, Kyoto thì có những loại bánh kẹo truyền thống nổi tiếng, và Monjayaki sẽ là đại diện cho Tokyo.
GÀ RÁN KFC: Sẽ được gọi là ケンタ ở Kanto, còn Kansai họ sẽ gọi là ケンキ hay ドチキン.
Bánh mì: Người Kanto thích ăn bánh mì Sanwich ổ với 6 miếng còn người Kansai thích ăn ổ 5 miếng thôi. Người Kanto thích ăn bánh mì mỏng hơn người Kansai.

CƠM NẮM: ở Kanto thì cơm nắm thường có hình tam giác, còn Kansai thì hình tròn thì nhiều. 

 
10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước Nhật
Cửa hàng MCDONALD'S: người Kanto sẽ gọi là マック còn ở Kansai sẽ là マクド. Có thể điều này đã được quy định như thế từ trước rồi nên ngay cả báo chí cũng dùng tách biệt như vậy. Người Kanto thì cho rằng “Sao phải mất công viết là マクド. マック có phải ngắn gọn và dễ dùng hơn không?”. Còn Kansai lại cho rằng “Viết như vậy sẽ gây rắc rối và nhầm lẫn với laptop Mac”
 
BÁNH BAO: Kanto là 肉まん còn Kansai là 豚まん vì đối với họ 肉 chỉ được nói về thịt bò mà thôi.
KẸO: Kanto gọi là あめ, Kansai hay gọi あめちゃん.
 

Khác biệt văn hóa giữa 2 vùng Kansai và Kanto Nhật Bản : văn hóa giao thông



Không phải người dân Nhật Bản nào cũng đi đúng luật giao thông. Nhiều người ở Kansai có tính cách khá nóng vội. Nếu đang chờ đèn đỏ mà trước mặt lại không có xe cộ đi lại thì họ sẽ nghĩ “Làm sao có thể đợi được?” và phóng qua luôn. Như thế, đèn đỏ giao thông ở Kansai dần dần không còn mang ý nghĩa “Dừng lại” nữa mà chuyển thành “Chú ý khi đi”.

Người Kanto thì dù có vội như thế nào nhưng do quá chú ý đến xung quanh mà họ không dám đi khi đèn chưa chuyển sang màu xanh.

 
10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước Nhật
 
Lịch sự là một trong những nét đẹp của văn hóa Nhật Bản tuy nhiên quan niệm của con người ở 2 vùng Kansai và Kanto Nhật Bản lại khác nhau. Khi đi tàu điện ở Kanto, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp trường hợp một người đứng dậy khỏi ghế và chiếc ghế đó sẽ được để trống mãi mà không ai ngồi. Đó là do người ta có chủ ý không muốn ngồi vào mà muốn nhường ghế cho nhau, cho nên tạo ra tình trạng dù có muốn nhưng ai cũng không ngồi vào chiếc ghế đó.

Ở Kansai thì lại ngược lại, nếu có ghế trống kể cả là chỗ ưu tiên thì cũng sẽ có người ngồi kín. Người dân ở đây quan niệm rằng: Dù là ghế ưu tiên cũng không sao, miễn nhường ghế khi có người cao tuổi hoặc người khuyết tật lên xe là được. 
 

Khác biệt văn hóa giữa 2 vùng Kansai và Kanto Nhật Bản :  Bắt chuyện với nhân viên cửa hàng


Ở vùng Kanto, người dân sẽ không nói chuyện với nhân viên nếu không có việc gì cần thiết. Nếu có thì thường xuyên là ở những quán hay cửa hàng quen thuộc, hoặc mỗi khi có câu hỏi hoặc phàn nàn, còn lại thì gần như sẽ không nói gì cả.

Còn ở Kansai, người dân sẽ bắt chuyện với nhân viên cửa hàng kể cả khi không có chuyện gì. Họ sẽ nói những chuyện không đâu như 「今日、雨降りそうやな」 “Có vẻ trời sắp mưa nhỉ”. Thế nên nếu bạn có đang làm thêm tại các cửa hàng ở vùng Kansai thì đừng quá ngạc nhiên khi có khách hàng bắt chuyện và cố gắng tiếp nối cuộc trò chuyện một cách vui vẻ.  Việc khách hàng nói cảm ơn với nhân viên sau khi thanh toán cũng bắt nguồn từ vùng Kansai.

 
10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước Nhật

Điều tuyệt vời của người Kansai đó là họ không chỉ bắt chuyện với nhân viên cửa hàng mà họ bắt chuyện cả với người lạ mặt. Khi vào chung một quán rượu hay hàng nước, những vị khách lạ mặt sẽ tự nói chuyện như “Anh đến từ đâu?” hay “Anh là sinh viên hay đã đi làm rồi?” từ đó dần dần trở thành người quen với nhau.
 
Rồi cả những người khách du lịch, nếu đang cầm quyển hướng dẫn đi lòng vòng với vẻ mặt bối rối thì sẽ được những người Kansai bắt chuyện một cách thân thiện và giúp đỡ. Không bỏ mặc những người đang gặp khó khăn cũng là đặc tính của người dân Kansai.

Khác biệt văn hóa giữa 2 vùng Kansai và Kanto Nhật Bản :  phương ngữ khác nhau

Về ngôn ngữ và ngữ điệu, giọng Kansai (Kansai - ben) cũng chính là tiếng Nhật đó thôi! Để nói về những tranh cãi muôn thủa này, chắc phải tốn khá nhiều thời gian để mà kể cho hết, nhưng dưới đây sẽ là những trường hợp hay gặp nhất nhé:

Sử dụng từ ngữ khác nhau: Ở Osaka thì Honma thay thế Honto, Oru chính là Iru và Akan đồng nghĩa với Dame đấy, v.v...

 
10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước Nhật

Phát âm khác nhau: Người vùng Kansai chủ trương nhẹ nhàng khi phát âm "s"  bởi "h": "san" trở thành "han", v.v...

Nhấn nhá cũng khác nhau: "Hashi" khi nhấn âm đầu sẽ có nghĩa là "cái cầu" ở Kansai and "đôi đũa" ở  Tokyo. Cũng vẫn "Hashi" mà nhấn ngược lại sẽ có nghĩa ngược lại luôn ^^
Đặc biệt, người Osaka và người Tokyo luôn có sự bất đồng về giọng chuẩn.
Ví dụ:
 
VỨT RÁC: người Kanto dùng 捨てる (すてる) còn người Kansai lại dùng từ 放す (ほかす).

MUỖI CHÍCH: Người Kanto dùng 刺される, thì Kansai họ lại dùng かまれる.

BỊ CÙ LÉT, THỌC LÉT: Kanto gọi là くすぐったい và Kansai được gọi là こちょばい.

HỌC SINH ĐẠI HỌC: ví dụ năm 2 đại học sẽ được gọi là 2年生 ở Kanto, còn Kansai sẽ được gọi là 2回生 !

TỪ NGỮ KHÔNG TỐT: Kanto hay gọi バカ và Kansai là アホ. Mỗi một vùng thì ý nghĩa của nó được cảm nhận khác nhau, theo mình thấy thì アホ có hàm ý nặng nề hơn バカ ở Kanto.

Khác biệt văn hóa giữa 2 vùng Kansai và Kanto Nhật Bản :  Quần áo, trang phục
 
Không phải người Nhật ở mỗi vùng ăn mặc khác nhau mà là phản ứng khi mua quần áo mới . Nếu là người Kanto thì họ sẽ hỏi 「それどこで買ったの?」(Bạn mua ở đâu thế?), còn người Kansai thì 「それなんぼで買うたん?」(Bạn mua bao nhiêu tiền thế?)

Người Kanto thì luôn hứng thú hừng hực với những cửa hàng trang trí bằng những đồ dùng hoa lệ, trưng bày những món hàng đắt tiền. Trong khi đó người Kansai thì hầu như chỉ quan tâm đến việc mất bao nhiêu thì mình có thể mua được món đồ đó.
 
10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước Nhật

Thêm nữa là, đồng phục nữ sinh của 2 vùng Kansai và Kanto Nhật Bản có sự khác nhau rõ ràng, chắc dân Tokyo "chơi" hơn hay sao ấy mà váy nữ sinh vùng Kanto mặc ngắn hơn, còn vùng Kansai đồng phục dài hơn.
 
Khác biệt văn hóa giữa 2 vùng Kansai và Kanto Nhật Bản :  Cảnh sát

Trước đây sự khác nhau giữa poster tuyển dụng cảnh sát của Kansai và Kanto đã từng trở thành chủ đề trên mạng xã hội.

Câu khẩu hiệu của cục cảnh sát là 「あなたがまもる東京。」“Tokyo mà bạn sẽ bảo vệ”
 
Còn của cảnh sát Osaka là 「行くぞっ!チカラの見せ所や!!」 “Tiến lên! Nơi bạn thể hiện chính mình”
 
Ngay cả không khí trong bức ảnh cũng đối lập khiến cho người xem không khỏi buồn cười. Tuy Osaka không phải là nơi có trị an xấu nhưng mà vẫn còn hình ảnh nguy hiểm đâu đó bởi những yakuza ngày xưa ở vùng Kansai.
 
Khác biệt văn hóa giữa 2 vùng Kansai và Kanto Nhật Bản : Con người

Người Kansai vui tính, hồn nhiên và hài hước từ chính ngữ giọng đặc trưng của mình. Họ khá hoạt ngôn, chân thật hơn và đôi khi không quá chú trọng trong việc tuân theo các quy tắc xã hội.

Về tính cách người Tokyo, có rất nhiều lời đồn nửa đùa nửa thật rằng  người Tokyo lạnh lùng (冷たい東京人). Họ được cho là "tiêu chuẩn" hơn so với người Kansai với nhiều yếu tố ngoại lai so với văn hóa truyền thống Nhật Bản.

Các bà cô ở vùng Osaka, Kobe nổi tiếng ăn mặc rất loè loẹt và thường kết hợp với các hoạ tiết da báo hầm hố.

 
10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước Nhật
 
Còn trong khi quý bà vùng Kansai thì có vẻ nhã nhặn, đứng đắn hơn nhiều.

Thêm một lưu ý nữa là các bà lão ở Osaka rất nóng tính và rất dễ “mắng người”. Vì vậy các bạn du lịch Osaka nếu lạc đường cũng nên “chừa” các cụ già ở đấy ra nhé!

Khác biệt văn hóa giữa 2 vùng Kansai và Kanto Nhật Bản: Đại học Tokyo và đại học Kyoto

Đây là hai đại học quốc lập hàng đầu Nhật Bản trong việc đào tạo nhân tài. Tuy nhiên hai ngôi trường này nổi tiếng luôn cạnh tranh khốc liệt với nhau, cùng với một trường dân lập nữa là Waseda, nhiều năm gần đây cũng liên tục đe doạ thứ hạng của các trường quốc lập này.

 

 Khác biệt văn hóa giữa 2 vùng Kansai và Kanto Nhật Bản: Linh vật

10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước Nhật


Seto-kun, cậu bé nửa người nửa hươu nổi tiếng của tỉnh Nara ngự trị trên đỉnh vinh quang, được mọi người chú ý và yêu mến. Chỉ đến khi Funasshi của thành phố Funabashi, tỉnh Chiba xuất hiện, dường như mọi sự ủng hộ đều chuyển sang linh vật điên loạn này.
Lúc này, Nara mới đẩy mạnh việc tạo ra thật nhiều linh vật mới. Và đến nay, đã có tận 45 mẫu linh vật “ra đời” để cạnh tranh với Funasshi.

Và còn nhiều nữa... Sự khác nhau đôi khi còn tạo ra sự "ganh đua" ở hai vùng, nhất là hai thành phố Osaka và Tokyo.  Văn hóa Nhật Bản cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền như miền nam và miền bắc Việt Nam vậy. Đất nước Nhật Bản có rất nhiều điều thú vị, hãy cùng KOKONO khám phá thêm nhiều điều thú vị về xứ sở mặt trời mọc này nhé!\

>>> NHẬT BẢN CÓ ĐIỀU KỲ LẠ - KHÁM PHÁ NƯỚC NHẬT QUA 18+ ĐIỀU THÚ VỊ


>>>NHỮNG QUY TẮC KHI DÙNG BỮA VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN


 
10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước Nhật

  • Khách hàng 1
  • Công ty Honda
  • Khách hàng 12
  • Trường Waseda Keifuku
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 6