Tải tài liệu học tiếng Trung miễn phí
Tải tài liệu học tiếng Nhật miễn phíLớp học tiếng Nhật ở Hà Nội

Đặc trưng cơ bản của ngữ pháp tiếng Nhật

Cập nhật: 05/10/2018
Lượt xem: 2679
 Đặc trưng cơ bản của ngữ pháp tiếng Nhật dành cho người mới 
 


Với bất kỳ ngôn ngữ nào, ngữ pháp luôn là thứ vô cùng quan trọng đặc biệt là một ngôn ngữ khó như tiếng Nhật. Làm sao để học tốt ngữ ngữ pháp, học tốt tiếng Nhật đây? Trước hết phải tìm hiểu rõ về đặc trưng của ngữ pháp tiếng Nhật đã nhé.
 

Đặc trưng văn tự của tiếng Nhật

Tiếng Nhật có 3 bảng chữ cái là:

Hiragana (ひらがな )

Katakana (カタカナ )

Kanji (漢字 – Hán tự)


 Trong thực tế, ta sẽ kết hợp cả 3 loại văn tự trên được sử dụng nhiều nhất trong diễn đạt sinh hoạt thường ngày, ngoài ra tên công ty, địa danh có thể được viết bằng Romaji.

Tuy nhiên, loại văn tự được dùng trong báo, tạp chí, sách và các khu vực ngoại quốc, không thuộc địa phận nước Nhật đó là chữ Romaji (ローマンジ) , ngữ pháp thông thường người Nhật sử dụng sẽ không xuất hiện văn tự này. Lý do là vì đây là hệ thống chữ cái Latinh chỉ chuyên dùng để ký âm tiếng Nhật.

Ví dụ về một đoạn văn tiếng Nhật: はじめまして (初めまして) Hajime mashite。 Rất hân hạnh được gặp anh/chị!

Các bạn có thể từ từ tìm hiểu và vận dụng từng mẫu câu, đồng thời hãy tự đặt cho mình những câu đơn giản ứng dụng cho từng cấu trúc nhé. Các bạn đang luyện thi JLPT N5 thì cần phải học thật kỹ các cấu trúc ngữ pháp này nhé.

 

Tổng quan đặc trưng  cơ bản của ngữ pháp tiếng Nhật 

Related imageThông thường ngữ pháp tiếng Nhật được cấu tạo bởi 1 số quy tắc nhất định nhưng có trường hợp đặc biệt, nó được cấu tạo bởi một từ.
VD: しずかに Trật tự !
       [shizukani]


Related imageVề hình thức, ngữ pháp tiếng Nhật  được thể hiện ở 3 điểm dưới đây:

-      Câu chính là sự nối tiếp liên tục của  âm
-      Ở phần trước và sau nhất định phải có dấu ngắt câu.
-      Âm điệu đặc thù gia tăng ở phần cuối câu.


Related imageCách sắp xếp thành phần:

       S – O – V (chủ ngữ - bổ ngữ - vị ngữ) ngược lại trong tiếng Việt


Related imageVị ngữ là thành phần quan trọng không thể thiếu ở cuối câu. Đa phần ý nghĩa ngữ pháp đều thể hiện ở vị ngữ. Vì vậy nếu không nghe đến tận cùng thì không thể hiểu được thông tin của câu.
   VD:  彼 は 先生 です。
        [ kare wa sensei desu]
       Anh ấy    giáo viên      là.


Related imageĐặc trưng của ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính thể hiện rõ nhất qua hoạt động của vị ngữ. Phụ tố biểu hiện ý nghĩa về thời, thể, hình thái đều được thể hiện bằng cách lắp ghép vào động từ vị ngữ.

   VD:  たべる ( ăn) động từ nguyên mẫu
   たべます(ăn) dạng lịch sự
   たべた   (đã ăn) dạng quá khứ
   たべなさい (ăn đi) dạng mệnh lệnh không lịch sự
   たべない (không ăn) dạng phủ định
   たべるな (cấm không ăn) dạng nghiêm cấm

1. Cấu trúc ngữ pháp trong câu


Related imageThông thường, động từ đặt ở cuối của câu hoặc mệnh đề.
Từ cuối cùng ở mỗi câu sau chính là động từ. Ví dụ:  - えいごとにほんごをはなします。(Eigo to nihongo wo hanashimasu.)  Tôi nói tiếng Anh và tiếng Nhật.

- ベトナムから来ました。(betonamu kara kimashita) Tôi đến từ Việt Nam.


Related imageChỉ thị chức năng ngữ pháp: Trợ từ
 Trong tiếng Nhật, chức năng ngữ pháp của danh từ được biểu thị bởi các trợ từ. Hầu hết các trợ từ được đính kèm ở cuối danh từ, một số thì đính kèm với trợ từ khác. 
 Trợ từ câu được đính kèm với một câu, bao gồm từ để hỏi か[ka]
 
Khi từ đứng trước bị bỏ qua, trợ từ cũng nên được bỏ qua, bởi chúng là một nhóm và được phát âm như 1 từ.
 

Related image Từ biểu thị chủ đề câu: は[wa]
a. Chủ đề của một câu được biểu thị với [wa], và は được dùng với phát âm [wa] chỉ trong trường hợp là một trợ từ.
b. Chủ đề thường giống chủ thể, nhưng không phải luôn như vậy.
c. は[wa] được dùng cho khách thể, đặc biệt trong câu phủ định.
 

Related imageTừ biểu thị chủ thể: が[ga]

a. が[ga] được dùng để biểu thị chủ thể khi mà thông tin này là mới đối với người nghe.

 b. が[ga] được dùng trong cấu trúc sau cũng được.

Ví dụ:  - わたしはめがあおいです。(Watashi wa me ga aoidesu. ) Mắt tôi màu xanh.
- とうきょうはひとがおおいです。(Toukyou wa hito ga ooidesu.) Có nhiều người ở Tokyo.
 

Related imageTừ để hỏi: か[ka] Trợ từ か[ka] của 1 câu được đính kèm với 1 mệnh đề để tạo câu hỏi. 

Mệnh đề: ひるごはんをたべます。 (Hirugohan wo tabemasu.) Tôi ăn trưa / Tôi sẽ ăn trưa. 
Câu hỏi: ひるごはんをたべますか。 (Hirugohan wo tabemasuka?) Bạn có ăn trưa không ?
Có hai thể loại văn trong tiếng Nhật là thể thông thường “ふつうけい”  và thể lịch sự “てねいけい ”  trong đàm thoại tùy trường hợp sử dụng

Từ những điều cơ bản trên đây, mong rằng bạn đã nắm rõ những kiến thức cơ bản nhất về tiếng Nhật. Cùng KOKONO học tiếng Nhật thật tốt bằng cách theo dõi những bài học mới nhé!

 
Cùng Download tài liệu học Tiếng Nhật miễn phí tại Kokono!

  • Khách hàng 1
  • Công ty Honda
  • Khách hàng 12
  • Trường Waseda Keifuku
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 6