5 giai đoạn sốc văn hóa thường thấy của du học sinh
Sốc văn hóa là trạng thái tâm lý mà phần lớn du học sinh phải trải qua khi rời quê hương của mình để đến học tập, sinh sống tại một đất nước xa lạ. Sốc văn hóa xảy ra đối với tất cả du học sinh, về cơ bản có 5 giai đoạn, nhưng tùy mỗi người mà mức độ nặng nhẹ và thời gian kéo dài là khác nhau. Vậy thì bạn - một tân du học sinh - đã chuẩn bị được gì cho cú sốc văn hóa trong cuộc hành trình sắp tới? Cùng KOKONO chuẩn bị “giảm sốc” bằng việc tìm hiểu 5 giai đoạn sốc văn hóa thường thấy của du học sinh.
Giai đoạn sốc văn hóa 1: wow mọi thứ thật tuyệt vời!
Vào những tuần, tháng đầu tiên khi đến với một nền văn hóa mới, những tân du học sinh thường cảm thấy thú vị bởi những điều mới mẻ, lạ lẫm từ thức ăn, con người đến cảnh vật xung quanh. Tâm lý giai đoạn này có thể ví von như cảm giác phấn khởi, hào hứng thời kì trăng mật.
Bạn nên làm gì cho giai đoạn đầu của cú sốc văn hóa: Giai đoạn đầu khi mới đi du học bạn sẽ phải tập làm quen với môi trường mới, để tránh sốc văn hóa nên nhớ chi tiêu có kế hoạch và hãy tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước về cuộc sống sinh hoạt ở nơi bạn sinh sống nhé!
Giai đoạn sốc văn hóa 2: Thời kỳ bị sốc văn hóa với 10 vạn câu hỏi: Ủa? Lạ nhỉ? Tại sao?
Bạn sẽ dần quen với những điều mới lạ, dần dà bạn phát hiện những điểm khác biệt trong tập quán sinh hoạt, những quy tắc sinh hoạt làm bạn lúng túng những lần phạm lỗi, những điều không như ý muốn hoặc khác tưởng tượng ban đầu, cảm nhận bức tường ngôn ngữ gây ra những trở ngại nhất định đối với bản thân.
Thấy nhớ gia đình và bạn bè, bắt đầu hình thành có ý định quay về.
Đây là giai đoạn bạn bị sốc văn hóa nặng nhất, nếu có sự nỗ lực thích ứng tại thời điểm này, du học sinh có thể tiến triển sang giai đoạn tiếp theo để hòa nhập tốt với cuộc sống mới. Nếu không, sẽ nảy sinh tâm lý chán nản, thất vọng, mất sự tự tin của bản thân, mức độ nặng dần sẽ gây ra trầm cảm nặng, bỏ học, hoặc quay về nước giữa chừng hoặc ở lại Nhật mà đánh mất đi mục tiêu ban đầu là du học của mình, kết giao với các phần tử xấu, trở thành lưu trú bất hợp pháp vì việc bỏ học sẽ làm các du học sinh mất tư cách tiếp tục duy trì visa du học của mình.
Bạn nên làm gì khi bị cú sốc văn hóa ở giai đoạn này?
Hãy luôn nhớ quy tắc 5 không khi đi du học mà KOKONO sắp chia sẻ với bạn sau đây:
KHÔNG NHỐT mình trong phòng
KHÔNG DÙNG kinh nghiệm trước đây để đánh giá điều mới
KHÔNG QUÊN vì sao bạn ở đất nước này
KHÔNG QUY ĐỔI ngoại tệ sang tiền Việt khi mua đồ nữa
KHÔNG CHỈ chơi với bạn bè người Việt
Giai đoạn sốc văn hóa 3: Thời kì điều chỉnh để thích ứng
Giai đoạn điều chỉnh thới quen để thích nghi với cú sốc văn hóa. Dần dần quen với tập quán sinh hoạt mới, khả năng ngôn ngữ cũng tốt lên, giao tiếp với người bản địa tốt hơn, tâm lý bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn, dần hình thành được suy nghĩ “À hóa ra,… ”.
Bạn nên làm gì? Kinh nghiệm sống được rút ra từ những lần vấp ngã, bạn là người mới, bạn có quyền được trải nghiệm, từ những cú sốc tâm lý ban đầu, hãy làm dày tấm áo giáp của mình bằng những cú sốc văn hóa nơi xứ người và học cách điều chỉnh thới quen, suy nghĩ phù hợp với môi trường mới.
Giai đoạn sốc văn hóa 4: Thời kì hòa nhập
Khi bạn đã sinh sống được một khoảng thời gian nhất định (khoảng 9 tháng đến 1 năm) bạn sẽ nhận ra rằng mình đã hòa nhập được với cuộc sống nơi đây, mặc dù vẫn còn nhớ nhà và hay so sánh nhưng bạn đã chinh phục được con quái vật mang tên “Sốc Văn Hóa”!
Đã quen với môi trường văn hóa mới, thậm chí có thể nhìn nhận được một cách khách quan sự khác nhau hay những mặt tốt, mặt chưa tốt giữa cuộc sống ở Việt Nam và Nhật Bản.
Bạn nên làm gì ở giai đoạn này? Bạn cần giữ vững lập trường và kiên định ý chí, lập kế hoạch và mục tiêu dài hạn hơn cho cuộc sống của mình.
Giai đoạn sốc văn hóa 5: Sốc văn hóa ngược
Nghe thì lạ lùng nhưng bạn có biết rất nhiều du học sinh đã bị sốc văn hóa ngược khi quay trở về quê nhà sau quãng thời gian du học.
Đi du học là một hành trình và trở về cũng là một hành trình nhiều gian nan không kém.Khi trở về nước, nhận thấy sự khác nhau giữa cảm nhận, suy nghĩ, giá trị quan của bản thân và của gia đình, bạn bè hoặc những thay đổi của bản thân không được gia đình, bạn bè hiểu, đón nhận, tạo cho du học sinh cảm giác cô độc, lạc lõng trên chính đất nước của mình.
Lời khuyên từ KOKONO: Chìa khóa cho việc này là sự thoải mái và kiên nhẫn. Giống như bạn đã từ tập thích nghi với cuộc sống ở quốc gia nọ, giờ đây hãy thoải mái và kiên nhẫn với cú sốc văn hóa ngược, bạn sẽ làm được thôi, vì đây là nhà của bạn mà!
Sốc văn hóa liệu có đáng sợ như bạn nghĩ?
Du học tại một đất nước xa lạ…sẽ chẳng ai biết bạn! Đây chính là cơ hội để bạn bắt đầu một con người mới, cuộc sống mới theo hướng tốt hơn. Sửa những thói quen, suy nghĩ chưa tốt, thể hiện cá tính bản thân, đây là cơ hội để bản thân trở thành “một phiên bản tốt hơn”.
Sốc văn hóa là một trạng thái tâm lý thường thấy ở các du học sinh, dù nhiều hay ít nó cũng sẽ khiến cảm xúc của bạn bị đảo lộn, hãy bình tĩnh và tập thích ứng đây là bài học đầu tiên, thậm chí là quan trọng hơn cả kiến thức bạn nhận được trên trường lớp – đó chính là kinh nghiệm sống! Chúc các bạn du học sinh của KOKONO cất cánh du học trong kỳ tới sẽ luôn vững vàng và đem ý chí vươn xa!
>>>Sốc văn hóa khi Du học Nhật Bản
>>>Những điều cấm kỵ trong văn hóa Hàn Quốc