Tải tài liệu học tiếng Trung miễn phí
Tải tài liệu học tiếng Nhật miễn phíLớp học tiếng Nhật ở Hà Nội

Tiếng Nhật theo giới: Nam và nữ khi nói tiếng Nhật khác nhau thế nào?

Cập nhật: 19/02/2019
Lượt xem: 7314

Tiếng Nhật theo giới: Nam và nữ khi nói tiếng Nhật khác nhau thế nào?

học tiếng nhật


Tên các quốc gia trong tiếng Nhật Trong tiếng Nhật,  cách nói và dùng từ có sự phân biệt cho nam và cho nữ, không phải tính đực hay tính cái như tiếng Pháp, tiếng Nga… mà là làm cho giao tiếp tiếng Nhật có sự phân biệt sắc thái ví dụ như cách nói của đàn ông thì thể hiện sự mạnh mẽ, nam tính còn phụ nữ thì ngược lại. Sự khác biệt giữa nam và nữ trong tiếng Nhật  không quá quan trọng và không ảnh hưởng đến ngữ pháp trong sách. Với người học tiếng Nhật, biết được sự khác nhau giữa cách nói chuyện, cách dùng tiếng Nhật của nam và nữ sẽ giúp cho chúng ta nói tiếng Nhật được tự nhiên và trôi chảy hơn, tất nhiên là cả việc hợp với giới tính thật nữa.
 
>>>Kinh nghiệm học tiếng Nhật với flashcard cho hiệu quả

>>> Cách học Kanji -Bạn đã học Kanji đúng cách chưa?

>>>Bóc tách một vài chữ Kanji ý nghĩa
 

Nam và nữ khi nói tiếng Nhật khác nhau trong cách kết thúc câu


Đây là một trong những biểu hiện rõ nét trong sự phân hóa giới tính của tiếng Nhật. Chúng ta cùng tham khảo bảng dưới đây:

 
NAM NỮ
日本人だ   日本人
 
日本人だ   日本人だわ
 
日本人だよ 日本人だよ・日本人だわよ
高い  高いわ
 
高いよ       高いわよ
高いんだ   高いの
行く  行くわ
行くよ 行くわよ
行くね    行くわね
行くんだ  行くの
         
         
Ngoài những trường hợp trên, các bạn cũng sẽ để ý thấy một số từ kết thúc câu khác như さ, ぞ, ぜ,… Vậy thì vai trò của chúng  như thế nào trong nam và nữ khi nói tiếng Nhật  ?

Nam giới thường thêm vào cuối câu những từ cảm thán, từ tình thái tạo nên cảm giác mạnh mẽ, dứt khoát như: な [na], かなあ [kanaa], の [no], ぜ [ze], ぞ [zo], だろう [daroo]...

Tương ứng với các từ trên, trong lời nói của phụ nữ lại sử dụng các từ như: わ [wa], わよ [wayo], のよ [noyo], ね [ne], かしら [kashira]... Cảm giác về sự mềm mại, nhẹ nhàng mà các từ tình thái trên đem lại luôn là dấu hiệu để tách một lời nói nào đó là của phụ nữ ra khỏi những lời nói của nam giới hay những lời nói không có biểu hiện giới tính. Cụ thể:

 
 Nam và nữ khi nói tiếng Nhật khác nhau thế nào
 
さ, giống như よ được dùng để gây sự chú ý hoặc nêu lên tính quả quyết, rất suồng sã và được dùng chủ yếu bởi đàn ông. Ví dụ: “さ!行くぞ” (nào! đi thôi)

>> Lớp học tiếng Nhật tại Hà Nội <mới nhất>

>> Lớp học tiếng Nhật tại TP. HCM <cập nhật>

>> Tổng hợp danh sách 103 Kanji N5  - (Gồm Video + Cách đọc + Cách viết)

ぞ là một tình thái từ chỉ cảm xúc rất mạnh hầu như chỉ nam giới dùng, trong các tình huống suồng sã với bạn bè. Ví dụ: “お前のせいだぞ” (Lỗi của mày đó!”) hoặc “行くぞ” (Đi nào!)
ぜ cũng giống ぞ ở trên, chỉ khác là ぜ thân thiện hơn và có thể được dùng kèm với thể “rou” (mang ý rủ rê, cùng làm gì đó). Ví dụ: “おどろうぜ” (cùng nhảy nào!) hoặc “その仕事、君にたのんだぜ” (vụ này nhờ mày đó).

な có cách sử dụng y hệt ね nhưng nghe nam tính hơn, thế nên thường được đàn ông sử dụng. Ví dụ: “それはいいな” (Tốt nhỉ) hoặc “お前合格したんだよな” (Mày đỗ rồi nhỉ)
Ngoài ra な còn có một cách dùng nữa là thể cấm chỉ, ví dụ nếu phụ nữ hay dùng ないで thì đàn ông hay dùng Vるな. Ví dụ: “なくな” (đừng khóc nữa !)
 
                  
Chuẩn (cả nam và nữ) Nam Nữ
んです                 んだ の/んです/わ
んですよ んだよ       のよ/だわ
です           だ/さ だわ/わ
ですね                 だな (だ)わね/ね
ですよ                 だよ/だぞ/だぜ ですよ/だわよ
あのう                 あのさ/よし あのね
 
 

Nam và nữ khi nói tiếng Nhật khác nhau trong cách hỏi


Cách đặt câu hỏi trong tiếng Nhật không phải chỉ có mỗi thêm か vào cuối câu là xong đâu. Tất nhiên, khi mới bắt đầu là như thế, nhưng khi học lên nữa, các bạn sẽ thấy có những khác biệt giữa tiếng Nhật theo giới sau đây :
 
NAM NỮ
 
日本人? 日本人?
日本人かい?     日本人ですか?
 
日本人なのかい? 日本人なの?
高い? 高い?
高いかい? 高い?
高いのかい? 高いの?
行く? 行く?
行くかい? 行くの?
行かないか? 行かない?
何? 何?
何だい?(nandai) 何なの?(nannano)
どんな人なんだい? どんな人なの?
いつ行くんだい? いつ行くの?
 

Nam và nữ khi nói tiếng Nhật khác nhau trong cách xưng hô


Việc sử dụng từ nhân xưng của nam và nữ có những khác biệt đáng kể. Chúng ta hãy phân tích từ cách xưng hô của người Nhật để xem sự khác nhau trong   nam và  nữ khi nói tiếng Nhật nhé!

Đối với ngôi thứ nhất, ngoài hai từ mà cả nam giới và phụ nữ đều có thể sử dụng là  わたし [watashi] và わたくし [watakushi] (tôi – dùng khi nói lễ phép), còn có những từ chỉ phụ nữ dùng như あたし [atashi], hay chỉ nam giới dùng và hầu như không bao giờ xuất hiện trong lời nói của những phụ nữ có học như ぼく [boku] hay おれ [ore].

Đối với ngôi thứ hai cũng như vậy. Bên cạnh từ あなた [anata]  phụ nữ có thể sử dụng một từ nữa là あんた [anta] như là một biến thể ngắn của từ chuẩn chung. Nhưng nam giới còn “đặc quyền” được phép dùng thêm một số từ nữa như おまえ [omae] (mày), きみ [kimi] (em)…

Trong khi đó, nếu những từ này xuất hiện trong lời nói của phụ nữ thì sẽ bị coi là cách nói bất lịch sự.

 
Nam và nữ khi nói tiếng Nhật khác nhau thế nào
 
Trong gia đình, người chồng có thể gọi trực tiếp tên vợ, ví dụ: 京⼦ [Kyooko], gọi thay vai con お⺟さん [okaasan] (mẹ), hoặc cũng có thể gọi vợ là おまえ (mình) một cách thân mật, suồng sã. Còn người vợ, ngoài cách gọi thay con お⽗さん [otoosan] (bố), chỉ có thể gọi chồng một cách lễ phép あなた [anata] mà thôi.

Ngoài xã hội, khi cần gọi tên đối tượng giao tiếp trực tiếp (ngôi thứ hai), hoặc người thuộc ngôi thứ ba, người Nhật thường thêm một số từ vào sau bộ phận tên để biểu thị các mức độ kính trọng. Đó là những từ さん [san: 佐 藤 [Satoo] → 佐藤さん [Satoo san], ⼭⽥ [Yamada] → ⼭⽥さん[Yamda san]…

Từ さ ま [sama] thường được ghép sau tên ứng với nghĩa “quý bà, quý ông” như 加藤 [Katoo] → 加藤さま [Katoosama]…

Đối với những người vốn giữ một chức vụ xã hội nào đó thì các chức vụ đó thường được gọi cùng với tên, như:⽥中先⽣ [Tanaka sensei] (thầy Tanaka), 鈴⽊課⻑ [Suzuki kachoo] (trưởng phòng Suzuki)…  Những cách gọi này nói chung được duy trì, đảm bảo một cách nghiêm túc trong lời nói của phụ nữ ở cả phạm vi giao tiếp chính thức lẫn không chính thức.

Trong khi đó, ở ngôn ngữ của nam giới, mức độ lễ phép thông qua cách xưng hô thường dễ bị thay đổi khi chuyển từ giao tiếp chính thức sang giao tiếp không chính thức với cách gọi さ ん [san] là chủ yếu, và cách gọi thêm từ くん [kun] đối với những người giao tiếp cũng là nam giới nhưng kém tuổi mình, như 前⽥くん [Maeda kun], ⽥中くん [Tanaka kun]…
 
Một số lưu ý nho nhỏ:

Mục đích của những ngôn từ dành cho nữ là để khi nói được “mềm mại” hơn, “nghe dễ thương” hơn. Khi học lâu rồi các bạn sẽ nhận ra được trong tiếng Nhật khi nào thì “mềm” khi nào thì “cứng”, đừng lo.

Phần cần nhớ nhất có lẽ là phần về “Tôi” và “Bạn” vì nó có nhiều trường hợp

Tìm và chỉ ra những ngôn từ nam/nữ trong các bài các bạn học nếu có.

Thực sự để nói đúng ngôn ngữ của nam và của nữ không hề phức tạp. Không có quá nhiều sự khác biệt và nếu bạn đã nắm chắc thì sẽ làm được thôi.

Tiếng Nhật theo giới là một chủ đề thú vị bởi sự phân biệt trong cách nói tiếng Nhật còn rất nhiều dấu hiện nữa nhưng trên đây là những điều cơ bản nhất. Với các bạn học tiếng Nhật, hãy cố gắng nghe thật nhiều, tiếp xúc thật nhiều với ngôn ngữ tiếng Nhật đời sống từ đó các bạn sẽ biết sử dụng từ ngữ ra sao cho phù hợp với giới tính của mình nữa. Dù các bạn là nam hay nữ, xin chúc các bạn thành công!


 
 Nắm chắc trong tay 79 từ vá»±ng tiếng Hàn về thời tiết
  • Khách hàng 1
  • Công ty Honda
  • Khách hàng 12
  • Trường Waseda Keifuku
  • Khách hàng 2
  • Khách hàng 4
  • Khách hàng 5
  • Khách hàng 6